Lý thuyết trọng tâm toán 8 cánh diều bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI TUNG ĐỒNG XU
1. Khái niệm
HĐ1
Tỉ số giữa số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung là $\frac{11}{20}$.
Nhận xét:
- Tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu là $\frac{11}{20}$. Tỉ số này là xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung một đồng xu 20 lần liên tiếp.
- Tỉ số $\frac{11}{20}$ là xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” trong trò chơi trên.
Định nghĩa
- Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” khi tung đồng xu nhiều lần bằng
Số lần xuất hiện mặt N
Tổng số lần tung đồng xu
- Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S” khi tung đồng xu nhiều lần bằng
Số lần xuất hiện mặt S
Tổng số lần tung đồng xu
Ví dụ 1: (SGK – tr.32)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.32)
Luyện tập 1
Số lần xuất hiện mặt S là: 40 - 19 = 21 (lần)
Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S” là: $\frac{21}{40}$.
2. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó khi số lần thực nghiệm rất lớn.
HĐ2
Nội dung HĐ2 (SGK – tr. 32)
Nhận xét: Người ta chứng minh được rằng khi số lần tung ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” ngày càng gần với 0,5. Như chúng ta đã biết số 0,5 là xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N”.
Định nghĩa: Trong trò chơi tung đồng xu, khi số lần tung ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” (hoặc biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S”) ngày càng gần với xác suất của biến cố đó.
Ví dụ 2: (SGK – tr.33)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.33)
II. XÁC SUẤT THƯC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI GIEO XÚC XẮC
1. Khái niệm
HĐ3
Tỉ số của số lần xuất hiện mặt 1 chấm và tổng số lần gieo là $\frac{3}{20}$.
Nhận xét:
Tỉ số của số lần xuất hiện mặt 1 chấm và tổng số lần gieo xúc xắc là $\frac{3}{20}$. Đây là xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm khi gieo xúc xắc 20 lần liên tiếp.
Tỉ số $\frac{3}{20}$ là xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 1 chấm”.
Định nghĩa: Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc sắc là mặt k chấm” k ∈ N, 1 ≤ k ≤ 6 khi gieo xúc xắc nhiều lần bằng
Số lần xuất hiện mặt k chấm
Tổng số lần gieo xúc xắc
Ví dụ 3: (SGK – tr.33)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.33)
Luyện tập 2
Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt hai chấm” là: $\frac{4}{30}=\frac{2}{15}$
2. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó khi số lần thực nghiệm rất lớn
Kết luận: Trong trò chơi gieo xúc xắc, khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của một biến cố ngày càng gần với xác suất của biến cố đó.
Ví dụ 4: (SGK – tr.34)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.34)
III. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI CHỌN NGẪU NHIÊN MỘT ĐỐI TƯỢNG TỪ NHÓM ĐỐI TƯỢNG
1. Khái niệm
HĐ4
Tỉ số xuất hiện quả bóng màu xanh và tổng số lần lấy bóng là: $\frac{7}{20}$.
Nhận xét
- Tỉ số của số lần xuất hiện quả bóng màu xanh và tổng số lần lấy bóng là $\frac{7}{20}$. Đây là xác suất thực nghiệm xuất hiện quả bóng màu xanh khi lấy bóng 20 lần.
- Tỉ số $\frac{7}{20}$ là xác suất thực nghiệm của biến cố “Quả bóng lấy ra là quả bóng màu xanh”.
Định nghĩa
Xác suất thực hiện của biến cố “Đối tượng A được chọn ra” khi chọn đối tượng nhiều lần bằng
Số lần đối tượng A được chọn ra
Tổng số lần chọn đối tượng
Ví dụ 5: (SGK – tr.35)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.35)
Luyện tập 3
Xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số 1” là: $\frac{3}{40}$.
2. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó khi số lần thực nghiệm rất lớn
Kết luận: Khi số lần lấy ra ngẫu nhiên một đối tượng ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Đối tượng lấy ra là đối tượng A” ngày càng gần với xác suất của biến cố đó.
Ví dụ 6: (SGK – tr.35)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.35)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận