Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 10 kết nối bài tập cuối chương VII

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 10 bài tập cuối chương VII - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho đường tròn $(C): (x – 1)^{2} + (y + 2)^{2} = 2$. Viết phương trình tiếp tuyến d của (C) biết đường d song song với đường thẳng d’: x + y + 3 = 0.

  • A. d: x + y + 1 = 0;
  • B. d: x –y –1 = 0;
  • C. d: x + y – 1 = 0;
  • D. d: x + y + 3 = 0.

Câu 2: Một anten gương đơn hình parabol có phương trình y$^{2}$ = 20x. Ống thu của anten được đặt tại tiêu điểm của nó. Ta sẽ đặt ống thu tại điểm có tọa độ là:

  • A. (0; 10);
  • B. (0 ; 5);
  • C. (10; 0);
  • D. (5; 0).

Câu 3: Phương trình chính tắc của elip có một tiêu điểm $F1(-\sqrt{3};0)$ và đi qua điểm $M(1;\frac{\sqrt{3}}{2})$ là:

  • A. $\frac{x^{2}}{4}+\frac{y^{2}}{2}=1$
  • B. $\frac{x^{2}}{9}+\frac{y^{2}}{4}=1$
  • C. $\frac{x^{2}}{4}+\frac{y^{2}}{1}=1$
  • d. $\frac{x^{2}}{1}+\frac{y^{2}}{4}=1$

Câu 4: Điểm nằm trên đường thẳng ∆: 2x + y – 1 = 0 và có khoảng cách đến (d): 4x + 3y – 10 = 0 bằng 2 là:

  • A. $M(-\frac{17}{2};-18),M(\frac{3}{2};-2)$
  • B. $M(\frac{17}{2};18),M(\frac{3}{2};2)$
  • C. $M(-\frac{17}{2};18),M(\frac{3}{2};-2)$
  • D. $M(-\frac{17}{2};-18),M(\frac{3}{2};2)$

Câu 5: Cho đường thẳng d có phương trình: $\left\{\begin{matrix}x=2+3t\\ y=-3-t\end{matrix}\right.$. Một vectơ chỉ phương của d có tọa độ là:

  • A. (2; –3);
  • B. (3; –1);
  • C. (3; 1);
  • D. (3; –3).

Câu 6: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm M(a; b)?

  • A. (– a; – b);
  • B. (a; b);
  • C. (1; a);
  • D.(1; b).

Câu 7: Cho đường tròn $(C): (x – 2)^{2} + (y + 4) ^{2} = 25$, biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng d: 3x – 4y + 5 = 0. Phương trình tiếp tuyến của (C) là:

  • A. 4x – 3y + 5 = 0; 4x – 3y – 45 = 0;
  • B. 4x + 3y + 5 = 0; 4x + 3y + 3 = 0;
  • C. 4x + 3y + 29 = 0;
  • D. 4x + 3y + 29 = 0; 4x + 3y – 21 = 0.

Câu 8: Đường tròn (C) có tâm I thuộc đường thẳng d: x + 3y + 8 = 0, đi qua điểm A(–2; 1) và tiếp xúc với đường thẳng ∆: 3x – 4y + 10 = 0. Phương trình đường tròn (C) là:

  • A. $(x – 2)^{2} + (y + 2)^{2} = 25$;
  • B. $(x + 5)^{2} + (y + 1)^{2} = 16$;
  • C. $(x + 2)^{2} + (y + 2)^{2} = 9$;
  • D. $(x – 1)^{2} + (y + 3)^{2} = 25$.

Câu 9: Cho (d): $\left\{\begin{matrix}x=2+3t\\ y=3+t\end{matrix}\right.$. Hỏi có bao nhiêu điểm M ∈ (d) cách A(9; 1) một đoạn bằng 5?

  • A. 3;
  • B. 2;
  • C. 1;
  • D. 0.

Câu 10: Viết phương trình chính tắc của Elip có độ dài trục lớn bằng 10 và tiêu cự bằng 8.

  • A. $\frac{x^{2}}{5}+\frac{y^{2}}{3}=1$
  • B. $\frac{x^{2}}{25}+\frac{y^{2}}{16}=1$
  • C. $\frac{x^{2}}{25}+\frac{y^{2}}{9}=0$
  • D. $\frac{x^{2}}{25}+\frac{y^{2}}{9}=1$

Câu 11: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(1; 2);B(0; 3) và C(4; 0). Chiều cao của tam giác kẻ từ đỉnh A bằng:

  • A. $\frac{1}{5}$
  • B. 3
  • C. $\frac{1}{25}$
  • D. $\frac{3}{5}$

Câu 12:  Elip có tỉ số giữa độ dài trục nhỏ và tiêu cự bằng $\sqrt{2}$, tổng bình phương độ dài trục lớn và tiêu cự bằng 64. Phương trình chính tắc của elip là:

  • A. $\frac{x^{2}}{12}+\frac{y^{2}}{8}=1$
  • B. $\frac{x^{2}}{8}+\frac{y^{2}}{12}=1$
  • C. $\frac{x^{2}}{12}+\frac{y^{2}}{4}=1$
  • D. $\frac{x^{2}}{8}+\frac{y^{2}}{4}=1$

Câu 13: Tọa độ điểm A thuộc parabol (P): $y^{2} = 32x$ và đường thẳng ∆: 2x – 3y + 4 = 0 là:

  • A. $A(34+24\sqrt{2};24+16\sqrt{2})$
  • B. $A(34+24\sqrt{2};24-16\sqrt{2})$
  • C. $A(34-24\sqrt{2};24+16\sqrt{2})$
  • D. $A(34-24\sqrt{2};24-16\sqrt{2})$

Câu 14: Phương trình đường thẳng ∆ đi qua A(–3; 4) và vuông góc với đường thẳng d: 3x + 4y – 12 = 0 là:

  • A. 3x – 4y + 24 = 0;
  • B. 4x – 3y + 24 = 0;
  • C. 3x – 4y – 24 = 0;
  • D. 4x – 3y – 24 = 0.

Câu 15: Góc giữa 2 đường thẳng có thể có số đo nào sau đây?

  • A. 135°;
  • B. 67°;
  • C. 91°;
  • D. 180°.

Câu 16: Đường tròn $(C): x^{2} + y^{2} – 2x – 6y – 15 = 0$ có tâm và bán kính lần lượt là:

  • A. I(3; 1), R = 5;
  • B. I(1; 3), R = 5;
  • C. I(3; 1), R = 6;
  • D. I(1; 3), R = 7.

Câu 17:  Đường tròn đường kính AB với A (3; – 1), B (1; – 5) có phương trình là:

  • A. $(x + 2)^{2} + (y – 3)^{2} = 5$;
  • B. $(x + 1)^{2} + (y + 2)^{2} = 17$;
  • C. $(x – 2)^{2} + (y + 3)^{2} = \sqrt{5}$;
  • D. $(x – 2)^{2} + (y + 3)^{2} = 5$;

Câu 18: Cho đường thẳng ∆: x – 3y – 2 = 0. Tọa độ của vectơ nào sau đây không phải là vectơ pháp tuyến của ∆?

  • A. $\overrightarrow{n1}=(1;-3)$
  • B. $\overrightarrow{n2}=(-2;6)$
  • C. $\overrightarrow{n3}=(\frac{1}{3};-1)$
  • D. $\overrightarrow{n4}=(3;1)$

Câu 19: Đường thẳng d đi qua gốc tọa độ O và có vectơ pháp tuyến $\overrightarrow{n}=(2;1)$ có phương trình tham số là:

  • A. $d:\left\{\begin{matrix}x=-1\\ y=2\end{matrix}\right.$
  • B. $d:\left\{\begin{matrix}x=2t\\ y=t\end{matrix}\right.$
  • C. $d:\left\{\begin{matrix}x=t\\ y=-2t\end{matrix}\right.$
  • D. $d:\left\{\begin{matrix}x=-2t\\ y=t\end{matrix}\right.$

Câu 20: Phương trình đường tròn tâm O(0; 0) bán kính R = 2 là:

  • A. $(x – 1)^{2} + (y – 1)^{2} = 4$;
  • B. $(x – 1)^{2} – (y – 1)^{2} = 4$;
  • C. $x^{2} + y^{2} = 4$;
  • D. $x^{2} – y^{2} = 4$.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác