Trắc nghiệm Toán 10 chân trời sáng tạo học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 10 toán học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c”. Giả thiết của định lí này là gì?
- A. a + c;
B. a < b;
- C. a + c < b + c;
- D. a < b thì a + c < b + c.
Câu 2: Câu nào là mệnh đề toán học?
A. “2 là số tự nhiên”;
- B. “Hà Nội là thủ đô Việt Nam”;
- C. “Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới”;
- D. “Dơi là một loài chim”.
Câu 3: Trong định lí ta nói: P là điều kiện cần để có Q. Khi đó P là gì của định lí?
- A. Giả thiết;
B. Kết luận;
- C. Nội dung;
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào không phải là con của tập hợp A với A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 20}
- A. {0; 1; 2; 3; 4};
B. {0; 4; 8; 12; 16};
- C. {4; 8; 12; 16};
- D. {0; 4; 8; 16}.
Câu 5: Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào bằng tập hợp M = ℝ\(-∞; 2):
- A. A = (‒∞; - 2);
- B. B = (‒∞; 2);
- C. C = (2; +∞);
D. D = [2; +∞).
Câu 6: Số tập hợp con có 2 phần tử của tập hợp A = {a;b;c;d;e;g} là:
A. 15
- B. 16
- C. 22
- D. 25
Câu 7: Số tập hợp con của tập hợp A= {-1;2;b} là:
- A. 3
- B. 6
- C. 7
D. 8
Câu 8: Điền vào chỗ trống: “Hiệu của tập hợp A và tập hợp B là ….”
- A. tập hợp các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A;
B. tập hợp các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B;
- C. tập hợp các phần tử thuộc B và thuộc A;
- D. tập hợp các phần tử thuộc B hoặc thuộc A.
Câu 9: Vùng tô đậm thể hiện mối quan hệ gì giữa 2 tập hợp A, B:
- A. A ∩ B;
- B. A ∪ B;
C. A\B;
- D. CBA.
Câu 10: Xác định A ∩ B trong trường hợp sau:
A = {(x; y)| x, y ∈ ℝ, 3x – y = 7}, B = {(x; y)| x, y ∈ ℝ, x – y = 1},
A. {(3; 2)};
- B. {3}, {2};
- C. {3; 2};
- D. ∅.
Câu 11: Xác định M = A ∪ B trong trường hợp A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 10}, B là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 12.
A. M = {0; 3; 4; 6; 8; 9};
- B. M = {0; 4; 6; 8; 9};
- C. M = {0; 3; 4; 6; 8; 9; 12};
- D. M = {0; 3; 6; 8; 9}.
Câu 12: Cho bất phương trình 2x + 3y – 1 ≤ 0 (1). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A. Bất phương trình (1) chỉ có một nghiệm duy nhất;
- B. Bất phương trình (1) vô nghiệm;
C. Bất phương trình (1) luôn có vô số nghiệm;
- D. Bất phương trình (1) có tập nghiệm là S = {(x; y)|x ∈ ℝ, y ∈ ℝ}.
Câu 13: Cặp nghiệm nào sau đây là nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn: x + 2y – 1 < 0?
- A. (x; y) = (2; 3);
- B. (x; y) = (1; 2);
- C. (x; y) = (0; 1);
D. (x; y) = (-1; 0).
Câu 14: Hệ bất phương trình nào sau đây là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 15: Trong các hàm số sau, hàm số nào là nghịch biến:
A. y = f(x) = -2x + 2;
- B. y = f(x) = $x^2$;
- C. y = f(x) = x + 1;
- D. y = f(x) = 1 + 5x.
Câu 16: Tập xác định của hàm số y = f(x) = 2$\sqrt{x}$ -1 là:
- A. D = ℝ;
- B. D = ℝ\{0};
- C. D = (0; +∞);
D. D = [0; +∞).
Câu 17: Đồ thị hàm số y = |2x + 3| là hình nào trong các hình sau:
- A.
B.
- C.
- D.
Câu 18: Điền vào chỗ trống: Hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) có thể là hàm số ….
- A. đồng biến;
- B. nghịch biến;
C. đồng biến hoặc nghịch biến;
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 19: Cho hàm số: y = f(x) = |2x-3|. Tìm x để f(x) = 3
- A. x = 3
B. x = 3 hoặc x = 0
- C. x=±3
- D. x=±1
Câu 20: Hàm số đồng biến thì đồ thị của nó có dạng như thế nào?
A. đi lên từ trái sang phải;
- B. đi lên từ phải sang trái;
- C. nằm ngang;
- D. nằm dọc.
Câu 21: Tìm tọa độ đỉnh S của parabol: y = $x^2$-2x+1
- A. S(0; 0);
B. S(1; 0);
- C. S(0; 1);
- D. S(1; 1).
Câu 22: Cho một vật rơi từ trên cao xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 12 m/s. Hỏi lúc t = 7 s thì vật đã rơi được bao nhiêu mét, biết g = 9,8 $m/s^2$, hệ trục tọa độ chọn mốc từ lúc vật bắt đầu rơi, gốc tọa độ ở vật tại thời điểm bắt đầu rơi.
A. 324,1 m;
- B. 480,2 m;
- C. 240,1 m;
- D. 564,2 m.
Câu 23: Điền vào chỗ trống: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = $ax^2$ +bx + c (với a ≠ 0) là một ….
A. Parabol;
- B. Đường thẳng;
- C. Tia;
- D. Hyperbol.
Câu 24: Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số bậc hai y = 2$x^2$ - 3x +1
- A. M(1; 0);
- B. N(2; 1);
- C. P(3; 2);
- D. Q(4; 3).
Câu 25: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = 2$x^2$ + 4x +3 có trục đối xứng là đường thẳng nào?
- A. x = 2;
- B. x = 1;
C. x = -1;
- D. x = 0.
Câu 26: Tìm m để hàm số y = 2(m – 1)$x^2$ + x - 2 là hàm số bậc hai?
- A. m ∈ ℝ;
B. m ∈ ℝ\{1};
- C. m = 1;
- D. Không có giá trị của m.
Câu 27: Tìm m để đồ thị hàm số y = $mx^2$+ 2(m – 1)x + 1 có trục đối xứng là x = ‒1?
- A. m = 1;
- B. m = 0;
- C. m = 2;
D. Không có giá trị của m.
Câu 28: Đâu là kí hiệu của hai mệnh đề kéo theo?
- A. P ⇐ Q;
- B. P ⟶ Q;
C. P ⇒ Q;
- D. P ⇔ Q.
Câu 29: Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều sai thì ta suy ra điều gì?
- A. P ⇔ Q;
- B. P và Q là hai mệnh đề đảo;
- C. P là mệnh đề phủ định của Q;
D. Không suy ra được gì.
Câu 30: Hai mệnh đề sau là mệnh đề gì: “x chia hết cho 9” và “x chia hết cho 3”.
- A. Mệnh đề tương đương;
B. Mệnh đề kéo theo;
- C. Mệnh đề phủ định;
- D. Không có mối quan hệ gì.
Câu 31: Chọn phát biểu đúng về mệnh đề sau: ∀x ∈ ℕ, x2 < 0?
- A. Với mọi số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
- B. Tồn tại một số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
C. Với mọi số tự nhiên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
- D. Với mọi số nguyên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0.
Câu 32: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
- A. Nếu mệnh đề phủ định của mệnh đề P đúng thì mệnh đề P sai;
B. Mệnh đề P ⇔ Q là mệnh đề đảo của mệnh đề P và Q;
- C. Mệnh đề P ⇒ Q và mệnh đề Q ⇒ P đều đúng thì P ⇔ Q;
- D. P và Q tương đương nhau khi chúng cùng đúng hoặc cùng sai.
Câu 33: Đâu là mệnh đề chứa biến trong các câu sau:
- A. 2 + 3 = 5;
B. 2x là số chẵn;
- C. 3 – 1 > 3;
- D. 1 + 1 = 0.
Câu 34: Trong các tập hợp sau, tập hợp nào bằng nhau:
- A. A = {0; 2; 4; 6; 8}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 2 và x < 12};
B. A = {x| x ∈ ℕ, x ⋮ 2 và 2< x < 6}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 4 và 1 < x < 5};
- C. A = {2; 4; 6; 8}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 2 và x < 10};
- D. A = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 3 và x < 12}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 4 và x < 12}.
Câu 35: Có mấy cách xác định tập hợp?
- A. 1;
B. 2;
- C. 3;
- D. 4.
Câu 36: Cách kí hiệu tập con nào sau đây là đúng:
A. A ⊂ B;
- B. B ∈ A;
- C. S ∋ A;
- D. M ∈ N.
Câu 37: Tất cả các tập con của tập hợp B = {x| x ∈ ℕ, x < 3}:
- A. {0}, {1}, {2};
- B. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2};
- C. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}; {0; 1; 2};
D. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}; {0; 1; 2}; ∅.
Câu 38: Để chỉ phần tử a thuộc tập số A, ta kí hiệu như thế nào?
A. a ∈ A;
- B. a ∋ A;
- C. A ∉ a;
- D. a ⊂ A.
Câu 39: Tập hợp
B=(2;+∞)∪[−3;8] bằng tập hợp nào sau đây?
- A. (2;8)
- B. (2;8]
- C. [-3;2)
D. [-3;+∞)
Câu 40: Tập hợp C = (2;+∞) \ [-3;8]
A. (8;+∞)
- B. (2;8]
- C. [-3;2)
- D. [-3;+∞)
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Toán 10 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận