Trắc nghiệm Toán 10 chân trời bài 2 Hàm số bậc hai
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 10 bài 2 Hàm số bậc hai - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tìm tọa độ đỉnh S của parabol: y = x$^{2}$ – 2x + 1?
- A. S(0; 0);
B. S(1; 0);
- C. S(0; 1);
- D. S(1; 1).
Câu 2: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc hai?
- A. y = 2x + 1;
B. y = $x^{2}$ + 2x – 1;
- C. y = $x^{3}$ – 1;
- D. y = 1
Câu 3: Bề lõm của parabol quay lên trên đối với đồ thị hàm số bậc hai nào sau đây?
- A. y = -x$^{2}$;
- B. y = 2 + 2x – 3x$^{2}$;
C. y = 2x + x$^{2}$;
- D. y = x – x$^{2}$.
Câu 4: Hàm số y = 2x$^{2}$ – 4x + 1 đồng biến và nghịch biến trên khoảng nào?
A. Hàm số nghịch biến trên khoảng (‒∞; 1) và đồng biến trên khoảng (1; +∞);
- B. Hàm số nghịch biến trên khoảng (‒∞; 1] và đồng biến trên khoảng [1; +∞);
- C. Hàm số đồng biến trên khoảng (‒∞; 1) và nghịch biến trên khoảng (1; +∞);
- D. Hàm số đồng biến trên ℝ.
Câu 5: Hàm số nào sau đây có đỉnh S(1; 0):
- A. $y = 2x^{2} + 1$;
B. $y = x^{2} – 2x + 1$;
- C. $y = x^{2}$;
- D. $y = 2x^{2} – 1$.
Câu 6: Cho hàm số $y=f(x)=ax^{2}+bx+c$. Rút gọn biểu thức f(x + 3) - 3f(x + 2) + 3f(x + 1)$ ta được:
- A. $ax^{2}-bx-x$
- B. $ax^{2}+bx-c$
- C. $ax^{2}-bx+c$
D. $ax^{2}+bx+c$
Câu 7: Cho một vật rơi từ trên cao xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 12 m/s. Hỏi lúc t = 7 s thì vật đã rơi được bao nhiêu mét, biết g = 9,8 m/s$^{2}$, hệ trục tọa độ chọn mốc từ lúc vật bắt đầu rơi, gốc tọa độ ở vật tại thời điểm bắt đầu rơi.
A. 324,1 m;
- B. 480,2 m;
- C. 240,1 m;
- D. 564,2 m.
Câu 8: Hình nào sau đây là đồ thị của hàm số $y=-\frac{1}{2}x^{2}+x$?
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 9: Trong các hàm số sau, hàm số nà có đồ thị nhận đường x = 1 làm trục đối xứng?
A. $y=-2x^{2}+4x+1$
- B. $y=2x^{2}+4x-3$
- C. $y=2x^{2}-2x-1$
- D. $y=x^{2}-x+2$
Câu 10: Cho hàm số y = x$^{2}$ – 3x + 2. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. Tập xác định của hàm số là D = (0; +∞);
B. Điểm M(1; 0) thuộc đồ thị hàm số;
- C. Hàm số đồng biến trên ℝ;
- D. Đồ thị hàm số có bề lõm quay xuống dưới.
Câu 11: Một chiếc cổng hình parabol có dạng đồ thị giống đồ thị hàm số y = $-\frac{1}{2}x^{2}$ như hình vẽ. Cổng có chiều rộng d = 8 m. Tính chiều cao h của cổng.
- A. h = 4m
B. h = 8m
- C. h = 10m
- D. h = 16m
Câu 12: Điền vào chỗ trống: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = ax$^{2}$ + bx + c (với a ≠ 0) là một ….
A. Parabol;
- B. Đường thẳng;
- C. Tia;
- D. Hyperbol.
Câu 13: Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số bậc hai y = 2x$^{2}$ – 3x + 1?
- A. M(1; 0);
- B. N(2; 1);
- C. P(3; 2);
- D. Q(4; 3).
Câu 14: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = 2x$^{2}$ + 4x + 3 có trục đối xứng là đường thẳng nào?
- A. x = 2;
- B. x = 1;
C. x = -1;
- D. x = 0.
Câu 15: Tìm m để hàm số y = 2(m – 1)x$^{2}$ + x – 2 là hàm số bậc hai?
- A. m ∈ ℝ;
B. m ∈ ℝ\{1};
- C. m = 1;
- D. Không có giá trị của m.
Câu 16: Tìm m để đồ thị hàm số y = mx$^{2}$ + 2(m – 1)x + 1 có trục đối xứng là x = ‒1?
- A. m = 1;
- B. m = 0;
- C. m = 2;
D. Không có giá trị của m.
Câu 17: Đỉnh I của parabol $(P):y=-3x^{2}+6x-1$ là:
A. I(1;2)
- B. I(3;0)
- C. I(2;-1)
- D. I(0;-1)
Câu 18: Hàm số nào sau đây có đồ thị là parabol có đỉnh I(-1;3)?
- A. $y=2x^{2}-4x-3$
- B. $y=2x^{2}-2x-1$
C. $y=2x^{2}+4x+5$
- D. $y=2x^{2}+x+2$
Câu 19: Biết parabol $(P):y=ax^{2}+2x+5$ đi qua điểm A(2;1). Giá trị của a là:
- A. a = -5
- B. a = -2
- C. a = 2
- D. Một đáp số khác
Câu 20: Cho hàm số y = x$^{2}$ + 2x + 4. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?
- A. 1;
- B. 2;
C. 3;
- D. 4.
Xem toàn bộ: Giải bài 2 Hàm số bậc hai
Bình luận