Trắc nghiệm Toán 10 chân trời bài 2 Xác suất của biến cố
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 10 bài 2 Xác suất của biến cố - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A. $\overline{A}$=Ω\A;
- B. P($\overline{A}$) + P(A) = 1;
- C. Với mọi biến cố A, 0 ≤ P(A) ≤ 1;
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 2: Một cái túi chứa 3 viên bi đỏ và 5 bi xanh, 6 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi có cả ba màu đỏ, xanh, vàng là:
A. $\frac{45}{182}$
- B. $\frac{12}{34}$
- C. 1
- D. $\frac{56}{182}$
Câu 3: Trong hộp có 3 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên trong hộp 3 viên bi. Xác suất của biến cố A: “Lấy ra được 3 viên bi màu đỏ” là:
- A. $P(A)=\frac{13}{28}$
B. $P(A)=\frac{5}{28}$
- C. $P(A)=\frac{23}{28}$
- D. $P(A)=\frac{3}{28}$
Câu 4: Cho biến cố A có không gian mẫu là Ω và là biến cố đối của biến cố A. Khẳng định nào sau đây sai?
- A. P(A) ≥ 0, với mọi biến cố A;
- B. P(∅) = 0;
C. P(Ω) > 1;
- D. P(A) ≤ 1, với mọi biến cố A.
Câu 5: Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Giả sử xúc xắc xuất hiện mặt b chấm. Xác suất để phương trình x$^{2}$ + bx + 2 = 0 có hai nghiệm phân biệt là:
- A. $\frac{3}{5}$
- B. $\frac{5}{6}$
- C. $\frac{1}{3}$
D. $\frac{2}{3}$
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất nhỏ hơn biến cố có khả năng xảy ra thấp hơn;
- B. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng gần 0;
- C. Biến cố có khả năng xảy ra càng thấp thì xác suất của nó càng gần 1;
D. Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra.
Câu 7: Một hộp gồm có 4 bi xanh và 5 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi trong hộp. Biến cố đối của biến cố D: “Hai viên bi cùng màu” là:
A.$\overline{D}$: “Hai viên bi khác màu”;
- B.$\overline{D}$ : “Hai viên bi có màu đỏ”;
- C. $\overline{D}$: “Hai viên bi có màu xanh”;
- D.$\overline{D}$ : “Hai viên bi cùng màu”.
Câu 8: Đội tuyển của một lớp có 8 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Trong buổi dự lễ trao thưởng, các học sinh được xếp thành 1 hàng ngang. Xác suất để xếp cho 2 học sinh nữ không đứng cạnh nhau là:
- A. $\frac{653}{660}$
- B. $\frac{7}{660}$
- C. $\frac{41}{55}$
D. $\frac{14}{55}$
Câu 9: Chọn ngẫu nhiên 2 học sinh từ một tổ có 9 học sinh. Biết rằng xác suất chọn được 2 học sinh nữ bằng $\frac{5}{18}$, hỏi tổ có bao nhiêu học sinh nữ?
- A. 6;
B. 5;
- C. 3;
- D. 4.
Câu 10: Xác suất của biến cố A kí hiệu là P(A). Biến cố $\overline{A}$ là biến cố đối của A, có xác suất là $P(\overline{A})$
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
- A. Với mọi biến cố A, 0 ≤ P(A) ≤ 1;
- B. P(Ω) = 1, P(∅) = 0;
C. Xác suất của mỗi biến cố đo lường xảy ra của biến cố đó. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng xa 1;
- D. P($\overline{A}$)+P(A)=1.
Câu 11: Lớp 11B có 20 học sinh gồm 12 nữ và 8 nam. Cần chọn ra 2 học sinh của lớp đi lao động. Xác suất để chọn được 2 học sinh trong đó có cả nam và nữ là:
- A. $\frac{14}{95}$
B. $\frac{48}{95}$
- C. $\frac{33}{95}$
- D. $\frac{47}{95}$
Câu 12: Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ là:
- A. $\frac{45}{128}$
B. $\frac{14}{285}$
- C. $\frac{28}{145}$
- D. $\frac{15}{248}$
Câu 13: Tung một đồng xu cân đối và đồng chất 3 lần liên tiếp. Xác suất của biến cố A: “Trong 3 lần tung có ít nhất 1 lần xuất hiện mặt sấp” là:
A. $P(A)=\frac{7}{8}$
- B. $P(A)=\frac{1}{2}$
- C. $P(A)=\frac{3}{8}$
- D. $P(A)=\frac{1}{8}$
Câu 14: Một học sinh chọn đúng một câu trả lời trắc nghiệm với xác suất là $\frac{5}{7}$. Khi đó xác suất học sinh chọn sai câu trả lời trắc nghiệm đó là:
A. $\frac{2}{7}$
- B. $\frac{12}{7}$
- C. $\frac{5}{7}$
- D. $\frac{1}{2}$
Câu 15: Chọn ngẫu nhiên 5 sản phẩm trong 10 sản phẩm. Biết rằng trong 10 sản phẩm đó có 2 phế phẩm. Xác suất để trong 5 sản phẩm được chọn có ít nhất 1 phế phẩm là:
A. $\frac{7}{9}$
- B. $\frac{2}{3}$
- C. $\frac{3}{4}$
- D. $\frac{1}{2}$
Câu 16: Trong hộp có 6 quả cầu đỏ và 4 quả cầu xanh, lấy ngẫu nhiên đồng thời 4 quả cầu. Xác suất để 4 quả cầu lấy ra cùng màu là:
A. $P=\frac{8}{105}$
- B. $P=\frac{18}{105}$
- C. $P=\frac{24}{105}$
- D. $P=\frac{4}{53}$
Câu 17: Xác suất của biến cố H được xác định bởi công thức:
- A. P(H) = n(H);
- B. $P(H)=\frac{n(Ω)}{n(H)}$
- C. $P(H)=n(H)\times n(Ω)$
D. $P(H)=\frac{n(H)}{n(Ω)}$
Câu 18: Một dãy phố có 5 cửa hàng bán quần áo. Có 5 người khách đến mua quần áo, mỗi người khách vào ngẫu nhiên một trong năm cửa hàng đó. Xác suất để có một cửa hàng có 3 người khách là:
- A. $\frac{3}{125}$
- B. $\frac{181}{625}$
- C. $\frac{24}{125}$
D. $\frac{32}{125}$
Câu 19: Một hộp đựng 9 viên bi có kích thước và khối lượng như nhau, trong đó có 4 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên từ hộp 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi lấy ra có ít nhất 2 viên bi màu xanh là:
- A. $\frac{5}{42}$
- B. $\frac{10}{21}$
- C. $\frac{5}{14}$
D. $\frac{25}{42}$
Câu 20: Gieo một con xúc xắc. Xác suất để mặt chấm chẵn xuất hiện là?
- A. 0,2;
- B. 0,3;
- C. 0,4;
D. 0,5.
Xem toàn bộ: Giải bài 2 Xác suất của biến cố
Bình luận