Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 18: Sánh vai bạn bè (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 18: Sánh vai bạn bè (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, cần chú ý đến:
- A. Cách xưng hô.
- B. Cách thể hiện lời nói.
- C. Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
D. Cách xưng hô; Cách thể hiện lời nói; Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
Câu 2: Trong phần kết bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết cần:
- A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
- B. Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện; Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
- D. Giới thiệu nhân vật mới.
Câu 3: Khi đóng vai nhân vật để kể chuyện, cách xưng hô phải:
- A. Luôn sử dụng ngôi thứ nhất.
- B. Luôn sử dụng ngôi thứ ba.
C. Phù hợp với nhân vật được chọn.
- D. Thay đổi liên tục trong câu chuyện
Câu 4: Việc sáng tạo thêm chi tiết trong bài văn kể chuyện sáng tạo nhằm mục đích:
- A. Làm cho câu chuyện dài hơn.
- B. Thể hiện trí tưởng tượng của người viết.
- C. Làm cho câu chuyện thêm phong phú và hấp dẫn.
D. Thể hiện trí tưởng tượng của người viết; Làm cho câu chuyện thêm phong phú và hấp dẫn.
Câu 5: Dưới triều đại nào có tổng số khoa thi và tiến sĩ nhiều nhất?
- A. Lý.
- B. Nguyễn.
- C. Mạc.
D. Lê.
Câu 6: Điểm cần lưu ý khi viết chương trình hoạt động là:
- A. Những hoạt động chuẩn bị.
- B. Cách lập kế hoạch thực hiện.
C. Những hoạt động chuẩn bị và cách lập kế hoạch thực hiện.
- D. Không đáp án nào đúng.
Câu 7: Khi viết về thời gian trong chương trình hoạt động, cần:
A. Ghi rõ ngày, giờ cụ thể.
- B. Chỉ cần ghi ngày.
- C. Chỉ cần ghi giờ.
- D. Ghi theo ý muốn.
Câu 8: Giọng điệu của bài thơ “Ngày hội” là:
- A. Bi quan.
- B. Hùng tráng.
C. Lạc quan, vui vẻ.
- D. Trầm lắng.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không thuộc phần kế hoạch thực hiện?
- A. Trình tự các hoạt động.
- B. Thời gian cho mỗi hoạt động.
C. Mục đích của từng hoạt động.
- D. Người phụ trách mỗi hoạt động.
Câu 10: Đâu là cách viết đúng tiêu ngữ trong phần đầu của báo cáo công việc?
- A. Độc lập – tự do – hạnh phúc.
- B. Độc lập, tự do, hạnh phúc.
C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
- D. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.
Câu 11: Theo bài thơ “Ngày hội”, mặc dù khác nhau về ngôn ngữ, nhưng mọi người có điểm gì chung?
- A. Cùng thích chơi thể thao.
- B. Cùng thích ăn một món ăn.
C. Chung một niềm tin.
- D. Cùng đến từ một quốc gia.
Câu 12: Theo bài đọc “Nghìn năm văn hiến”, hiện nay Văn Miếu là nơi thờ tự ai?
- A. Lão Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.
B. Khổng Tử và các vị tiến sĩ, trạng nguyên.
- C. Lão Tử và các vị tiến sĩ, trạng nguyên.
- D. Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.
Câu 13: Nội dung dưới đây thuộc phần nào của báo cáo công việc?
Người viết báo cáo:
Mai
Lê Thị Mai
- A. Phần mở đầu.
- B. Phần giữa.
- C. Phần chính.
D. Phần cuối.
Câu 14: Khi thay đổi cách kết thúc câu chuyện, điều quan trọng là:
- A. Kết thúc mới phải hoàn toàn khác với kết thúc gốc.
B. Kết thúc mới phải hợp lý và liên quan đến nội dung trước đó.
- C. Kết thúc mới phải luôn có hậu.
- D. Kết thúc mới phải gây bất ngờ cho người đọc.
Câu 15: Theo bài đọc “Nghìn năm văn hiến”, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là ngôi trường dạy chữ gì?
- A. Chữ Hán.
- B. Chữ Nôm.
C. Chữ Nho.
- D. Chữ quốc ngữ.
Câu 16: Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống?
"Dạo này, bé rất lười học. …biết việc học rất quan trọng nhưng hễ cứ học được một lúc là mắt bé lại ríu lại.”
A. Mặc dù.
- B. Vì.
- C. Không những.
- D. Vậy nên.
Câu 17: Khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ, em cần chú ý điều gì?
- A. Viết theo yêu cầu của tổ chức.
B. Cần viết đúng theo quy định và đúng chính tả.
- C. Viết theo sở thích cá nhân.
- D. Viết theo quy định của trường học.
Câu 18: Theo bài đọc “Nghìn năm văn hiến”, kì thi tiến sĩ còn được gọi là kì thì gì?
- A. Thi Hương.
- B. Thi Hội.
C. Thi Đình.
- D. Thi quốc gia.
Câu 19: Mẩu chuyện vui dưới đây có một lỗi sai khi sử dụng từ để nối, con hãy tìm và chữa lại cho đúng?
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được
- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
A. Thay từ “nhưng” bằng từ “vậy thì”
- B. Thay từ “nhưng” bằng từ “đã vậy”
- C. Thay từ “nhưng” bằng từ “tuy vậy”
- D. Thay từ “nhưng” bằng từ “mặc dù vậy”
Câu 20: Tìm từ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn:
"Lựa chọn trở thành một bác sĩ, một giáo viên, hoặc một họa sĩ là quyết định của con. Vì vậy, ngay từ bây giờ con phải suy nghĩ cho thật kĩ, bố mẹ có thể cho con ý kiến nếu con muốn. "
- A. Từ “Lựa chọn”
- B. Từ “ý kiến”
- C. Từ “suy nghĩ”
D. Từ “Vì vậy”
Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 5 Cánh diều bài 18: Ngày hội
Bình luận