Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 18: Sánh vai bạn bè (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 18: Sánh vai bạn bè (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một chương trình hoạt động thường được trình bày theo mấy mục chính?
- A. 2 mục.
- B. 3 mục.
C. 4 mục.
- D. 5 mục.
Câu 2: Mục nào sau đây không phải là mục chính trong một chương trình hoạt động?
- A. Mục đích.
- B. Chuẩn bị.
C. Kết luận.
- D. Kế hoạch thực hiện.
Câu 3: Khi viết chương trình hoạt động, phần nào thường được viết đầu tiên?
- A. Thời gian và địa điểm.
B. Mục đích.
- C. Chuẩn bị.
- D. Kế hoạch thực hiện.
Câu 4: Khi lập kế hoạch thực hiện, điều quan trọng nhất cần lưu ý là:
- A. Thời gian thực hiện.
- B. Địa điểm tổ chức.
C. Trình tự các hoạt động.
- D. Số lượng người tham gia.
Câu 5: Trong phần chuẩn bị của chương trình hoạt động, nội dung nào sau đây cần được đề cập?
- A. Chuẩn bị về cơ sở vật chất.
- B. Chuẩn bị về nhân sự.
- C. Chuẩn bị về trang thiết bị.
D. Cần chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự và trang thiết bị.
Câu 6: Mục "Thời gian và địa điểm" thường được đặt ở vị trí nào trong chương trình hoạt động?
- A. Đầu tiên.
B. Thứ hai.
- C. Thứ ba.
- D. Cuối cùng.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần mở đầu của báo cáo công việc?
- A. Quốc hiệu.
B. Tiêu đề.
- C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
- D. Tiêu ngữ.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây thuộc phần cuối của báo cáo công việc?
- A. Tiêu đề.
- B. Người nhận.
C. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
- D. Nội dung báo cáo.
Câu 9: Phần cuối trong báo cáo công việc gồm những nội dung nào?
- A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
B. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
- C. Các công việc đã thực hiện.
- D. Thời gian, địa điểm viết báo cáo.
Câu 10: Văn Miếu – Quốc Tử Giám được đặt ở đâu?
- A. Thành phố Hồ Chí Minh.
- B. Kinh thành Huế.
C. Thủ đô Hà Nội.
- D. Cố đô Hoa Lư.
Câu 11: Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là gì?
A. Trường đại học đầu tiên của nước ta.
- B. Trường đại học đầu tiên của Đông Nam Á.
- C. Trường dạy chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
- D. Trường dạy chữ Nôm đầu tiên của nước ta.
Câu 12: Theo bài đọc “Nghìn năm văn hiến”, mục đích tác giả đưa ra bảng số liệu là gì?
- A. Tạo ấn tượng và thu hút người đọc.
B. Liệt kê số liệu cụ thể để bài đọc có tính xác thực cao hơn.
- C. Giúp bài đọc dài hơn và dễ theo dõi hơn.
- D. Làm bài đọc trở nên khác biệt và nổi bật.
Câu 13: Thông qua bài đọc “Nghìn năm văn hiến”, em hiểu gì về truyền thống văn hóa của Việt Nam?
- A. Việt Nam có truyền thống yêu nước tốt đẹp từ khi dựng nước cho đến tận ngày nay.
B. Việt Nam có truyền thống hiếu học, xem trọng hiền tài, giữ gìn và phát huy truyền thống đó đến tận ngày nay.
- C. Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước đã dày công vun đắp cho quê hương.
- D. Việt Nam có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau từ ngàn xưa đến nay.
Câu 14: Thông điệp chính của bài thơ “Ngày hội” là gì?
A. Kêu gọi mọi người đoàn kết, vượt qua rào cản về ngôn ngữ, văn hóa để cùng nhau hướng tới một tương lai hòa bình.
- B. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vào ngày hội.
- C. Kể về một ngày hội vui của các bạn nhỏ.
- D. Giới thiệu về các quốc gia trên thế giới.
Câu 15: Từ nào trong bài thơ “Ngày hội” gợi tả không gian rộng lớn?
- A. Trăm sông.
- B. Bầu bạn.
- C. Thế giới.
D. Cả một trời.
Câu 16: Trong phần mở bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, cần giới thiệu:
- A. Chỉ tên câu chuyện.
- B. Chỉ tên tác giả.
C. Tên câu chuyện và tên tác giả.
- D. Chỉ nhân vật chính.
Câu 17: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau:
“Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải …. chặt chẽ với nhau.”
A. Liên kết.
- B. Gắn bó.
- C. Phối hợp.
- D. Đi cùng.
Câu 18: Nêu tác dụng của từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau?
“Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài”
A. Giúp liên kết các câu trong đoạn văn, tạo sự mạch lạc, liền mạch cho nội dung trong đoạn văn đó.
- B. Giúp câu văn rõ ràng, mạch lạc hơn.
- C. Để ngăn cách rõ ràng sự không liên quan giữa hai câu.
- D. Một đáp án khác.
Câu 19: Khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện, trong phần mở bài cần:
A. Giới thiệu bản thân là nhân vật nào.
- B. Kể về tuổi thơ của nhân vật.
- C. Mô tả ngoại hình của nhân vật.
- D. Giải thích lý do chọn nhân vật này.
Câu 20: Phần thân bài của bài văn kể chuyện sáng tạo cần:
- A. Kể lại câu chuyện theo trình tự ngẫu nhiên.
B. Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lý.
- C. Chỉ tập trung vào nhân vật chính.
- D. Bỏ qua các chi tiết không quan trọng.
Bình luận