Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 15: Cánh chim hòa bình (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 15: Cánh chim hòa bình (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi bày tỏ cảm xúc của nhân vật, điều gì cần chú ý?

  • A. Luôn làm cho nhân vật có cảm xúc mạnh mẽ.
  • B. Tránh bộc lộ cảm xúc tiêu cực.
  • C. Đảm bảo cảm xúc phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật.
  • D. Chỉ tập trung vào cảm xúc của nhân vật chính.

Câu 2: Mục đích cuối cùng của việc kể chuyện sáng tạo là gì?

  • A. Tạo ra một câu chuyện hoàn toàn mới.
  • B. Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn mà không thay đổi nội dung và ý nghĩa.
  • C. Thể hiện khả năng sáng tạo của người viết.
  • D. Thay đổi cốt truyện gốc.

Câu 3: Theo em không nên viết gì vào báo cáo công việc?

  • A. Những điều chưa rõ ràng và chưa chắc chắc về công việc.
  • B. Các hoạt động đã thực hiện.
  • C. Ý kiến đề xuất.
  • D. Tên báo cáo.

Câu 4: Trong phần cuối của báo cáo, ngoài chữ ký còn có thông tin gì?

  • A. Chỉ có chữ ký.
  • B. Chức vụ và họ tên.
  • C. Chức vụ, họ tên và chữ ký.
  • D. Chỉ có họ tên.

Câu 5: Trong bài đọc “Việt Nam ở trong trái tim tôi”, Ray-mông Điêng tham gia biểu tình ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam gây tội ác vào năm bao nhiêu tuổi?

  • A. 19 tuổi.
  • B. 20 tuổi.
  • C. 21 tuổi.
  • D. 22 tuổi.

Câu 6: Theo bài đọc “Những con hạc giấy”, ý nghĩa của hình tượng cô bé giơ cao hai tay nâng con hạc là gì? 

  • A. Thể hiện ước mơ hòa bình; tưởng nhớ Xa-đa-cô
  • B. Tưởng nhớ Xa-đa-cô; biểu tượng của sự sống
  • C. Biểu tượng của sự sống; tưởng nhớ Xa-đa-cô
  • D. Thể hiện ước mơ hòa bình; tưởng nhớ Xa-đa-cô; biểu tượng của sự sống.

Câu 7: Khi bày tỏ suy nghĩ của nhân vật, điều gì cần lưu ý?

  • A. Phải phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật
  • B. Luôn làm cho nhân vật trở nên thông minh hơn
  • C. Chỉ bày tỏ suy nghĩ của nhân vật chính
  • D. Tránh bày tỏ suy nghĩ tiêu cực

Câu 8: Việc thêm hành động của nhân vật trong kể chuyện sáng tạo cần đảm bảo:

  • A. Luôn tạo ra tình huống bất ngờ.
  • B. Phù hợp với tính cách và vai trò của nhân vật trong câu chuyện.
  • C. Thay đổi hoàn toàn cốt truyện.
  • D. Chỉ tập trung vào hành động của nhân vật chính.

Câu 9: Từ nào được lặp lại để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây?

“Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách. Cuộc sống cũng là một hành trình để con người vươn lên và hoàn thiện bản thân.”

  • A. Cuộc sống.
  • B. Thử thách.
  • C. Hành trình.
  • D. Con người. 

Câu 10: Theo bài đọc “Những con hạc giấy”, điều gì thể hiện tinh thần đoàn kết của trẻ em Nhật Bản? 

  • A. Cùng quyên góp xây tượng đài. 
  • B. Cùng chăm sóc Xa-đa-cô. 
  • C. Cùng gửi hạc giấy đến cho Xa-đa-cô. 
  • D. Cùng cầu nguyện cho Xa-đa-cô.

Câu 11: Theo bài đọc “Những con hạc giấy”, Xa-đa-cô phát bệnh sau khi bị nhiễm phóng xạ bao nhiêu năm? 

  • A. 8 năm. 
  • B. 9 năm. 
  • C. 10 năm.
  • D. 11 năm.

Câu 12: Nêu tác dụng của từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau:

“Từ những cảnh sầu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sâu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thắm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.”

  • A. Từ ngữ lặp lại: hoa. Dùng để liệt kê các câu trong một đoạn văn.
  • B. Từ ngữ lặp lại: hoa. Dùng để nhấn mạnh nội dung của đoạn văn.
  • C. Từ ngữ lặp lại: hoa. Để tạo âm điệu cho đoạn văn.
  • D. Từ ngữ lặp lại: hoa. Để nhấn mạnh ý nghĩa của từ.

Câu 13: Biểu tượng của hòa bình thế giới được Hâu-tơm sáng tạo trong: 

  • A. Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình.
  • B. Phong trào chống vũ khí hạt nhân ở Anh.
  • C. Chiến tranh Việt Nam.
  • D. Thần thoại Hy Lạp.

Câu 14: Theo bài đọc “Những con hạc giấy”, tên gọi khác của tượng đài Hòa bình cho trẻ em là gì? 

  • A. Tháp Hòa bình. 
  • B. Tháp Ngàn cánh hạc. 
  • C. Tháp Tưởng niệm. 
  • D. Tháp Xa-đa-cô.

Câu 15: Việc thêm đặc điểm của nhân vật trong kể chuyện sáng tạo nhằm mục đích gì?

  • A. Làm cho nhân vật trở nên xa lạ.
  • B. Tạo ra nhân vật mới hoàn toàn.
  • C. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật.
  • D. Thay đổi vai trò của nhân vật trong câu chuyện.

Câu 16: Bài thơ “Bài ca Trái đất” được sáng tác bởi nhà thơ nào?

  • A. Xuân Quỳnh.
  • B. Định Hải.
  • C. Võ Quảng.
  • D. Trần Đăng Khoa.

Câu 17: Trong đoạn văn sau, từ "thành công" được lặp lại có tác dụng gì?

"Thành công không phải là đích đến mà là cả một hành trình. Thành công đến từ sự nỗ lực, kiên trì và lòng đam mê."

  • A. Lặp từ "thành công" để duy trì mạch ý giữa các câu.
  • B. Lặp từ "thành công" để làm câu văn thêm phong phú.
  • C. Lặp từ "thành công" chỉ mang tính nhấn mạnh.
  • D. Lặp từ "thành công" là không cần thiết, nên thay bằng từ đồng nghĩa.

Câu 18: Bài thơ “Bài ca Trái đất” được viết theo thể thơ nào?

  • A. Lục bát.
  • B. Thơ thất ngôn.
  • C. Thơ tự do.
  • D. Thơ 5 chữ.

Câu 19: Trong đoạn văn sau, tại sao từ “sách” được lặp lại?

“Sách là nguồn tri thức vô tận của con người. Sách không chỉ mở ra những chân trời mới mà còn nuôi dưỡng tâm hồn ta.”

  • A. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sách.
  • B. Để duy trì mạch ý và tạo sự liên kết giữa các câu.
  • C. Để làm đoạn văn phong phú và dài hơn.
  • D. Để thay thế các từ đồng nghĩa với “sách”.

Câu 20: Trong đoạn văn dưới đây, phương thức liên kết giữa các câu là gì?

"Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Đất nước cần sự chung tay xây dựng của tất cả mọi người."

  • A. Lặp từ "đất nước".
  • B. Thay thế từ bằng đại từ.
  • C. Dùng liên từ để nối câu.
  • D. Sử dụng câu ghép.

Câu 21: Nêu tác dụng của từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau:

“Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thua. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.”

  • A. Lặp lại từ “nấm” để tạo âm điệu cho đoạn văn.
  • B. Lặp lại từ “nấm” để liên kết các câu trong đoạn văn.
  • C. Lặp lại từ “nấm” để nhấn mạnh kích thước của nấm.
  • D. Lặp lại từ “nấm” để mô tả vẻ đẹp của nấm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác