Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 13: Chủ nhân tương lai
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 13: Chủ nhân tương lai có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8:
Hồ trên núi
Hồ T'Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
Sáng sớm, khi sương chưa tan, T'Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.
Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.
Theo Nguyên Sơn
Câu 1: Đoạn văn trên miêu tả phong cảnh gì?
A. Hồ T’Nưng.
- B. Hồ Ba Bể.
- C. Hồ Tây.
- D. Hồ Gươm.
Câu 2: Người viết miêu tả phong cảnh theo trình tự nào?
- A. Trình tự không gian từ xa đến gần
B. Trình tự thời gian các buổi trong ngày kết hợp trình tự không gian.
- C. Trình tự thời gian các mùa trong năm.
- D. Trình tự không gian từ trái sang phải.
Câu 3: Đâu là hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn?
A. T'Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng.
- B. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
- C. Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền.
- D. Hồ T'Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên.
Câu 4: Đâu là hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn?
- A. Ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.
B. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
- C. Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.
- D. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
Câu 5: Người viết đã vận dụng giác quan nào để cảm nhận cảnh vật?
- A. Mắt.
- B. Tai.
- C. Mắt và mũi.
D. Mắt và tai.
Câu 6: Tác giả miêu tả phong cảnh vào những thời điểm nào?
- A. Sáng sớm và đêm muộn.
- B. Giữa trưa và chiều tà.
- C. Bình minh và hoàng hôn.
D. Sáng sớm, buổi trưa và hoàng hôn.
Câu 7: Điều gì làm nên vẻ đẹp độc đáo của hồ T’Nưng trong bài văn Hồ trên núi?
- A. Vị trí địa lý độc đáo.
B. Sự thay đổi màu nước trong một ngày.
- C. Sự đa dạng các loài cá sống trong hồ.
- D. Sự kì vĩ của những cánh rừng bao quanh hồ.
Câu 8: Người viết đã thể hiện tình cảm gì với hồ T’Nưng?
A. Trân trọng, tự hào.
- B. Yêu quý, cảm phục.
- C. Đồng cảm, sẻ chia.
- D. Thất vọng, buồn rầu.
Câu 9: Khi thay đổi cách kết thúc câu chuyện, điều quan trọng là:
- A. Kết thúc mới phải hoàn toàn khác với kết thúc gốc.
B. Kết thúc mới phải hợp lý và liên quan đến nội dung trước đó.
- C. Kết thúc mới phải luôn có hậu.
- D. Kết thúc mới phải gây bất ngờ cho người đọc.
Câu 10: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, việc thể hiện cảm xúc của nhân vật có thể được thực hiện thông qua:
- A. Lời nói trực tiếp.
- B. Hành động.
- C. Suy nghĩ nội tâm.
D. Lời nói trực tiếp; Suy nghĩ nội tâm; Hành động.
Câu 11: Đáp án nào viết hoa đúng câu “đại tướng võ nguyên giáp là một vị anh hùng dân tộc”?
- A. đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng dân tộc.
- B. Đại tướng Võ Nguyên giáp là một vị anh hùng dân tộc.
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng dân tộc.
- D. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng dân tộc.
Câu 12: Hãy viết lại câu "ngày quốc khánh việt nam là ngày mùng 2 tháng 9" với các từ cần viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
A. Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày mùng 2 tháng 9.
- B. Ngày quốc khánh Việt nam là ngày mùng 2 tháng 9.
- C. Ngày Quốc Khánh Việt Nam là ngày mùng 2 tháng 9.
- D. Này quốc khánh Việt Nam là ngày mùng 2 tháng 9.
Câu 13:Bài thơ “Ngôi nhà thiên nhiên” muốn gửi gắm thông điệp gì đến các bạn nhỏ?
- A. Khuyến khích các bạn nhỏ ở nhà học bài.
- B. Khuyến khích các bạn nhỏ chơi điện tử.
C. Khuyến khích các bạn nhỏ yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
- D. Khuyến khích các bạn nhỏ trở thành nhà khoa học.
Câu 14: Câu thơ “Gió kể chuyển Trái Đất/ Muôn loài sống chung vui” sử dụng biện pháp tu từ nào?
- A. Ẩn dụ.
B. Nhân hóa.
- C. Liệt kê.
- D. Điệp ngữ.
Câu 15: Trong bài thơ “Ngôi nhà thiên nhiên”, em hiểu thế nào về câu "Hẹn cùng nhau góp sức/ Ươm thật nhiều cây xanh"?
- A. Là lời hứa sẽ cùng nhau đi chơi.
- B. Là lời hứa sẽ cùng nhau học tập.
C. Là lời hứa sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường.
- D. Là lời hứa sẽ cùng nhau tặng quà cho bạn bè.
Câu 16: Trẻ em có quyền gì quan trọng nhất theo Công ước Quyền Trẻ em?
- A. Quyền có nhiều đồ chơi.
B. Quyền được học tập, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ.
- C. Quyền được mua sắm.
- D. Quyền xem điện thoại.
Câu 17: Đoạn văn trong phần thân bài của bài văn miêu tả phong cảnh cần đáp ứng yêu cầu nào về mặt hình thức?
A. Không xuống dòng, viết thành một đoạn hoàn chỉnh.
- B. Đoạn văn cần đầy đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài.
- C. Đoạn văn miêu tả phong cảnh cần dài, gồm nhiều câu văn.
- D. Phân tách các phần của phong cảnh thành từng đoạn rõ ràng.
Câu 18: Phần thân bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
- A. Tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
- B. Tả từng phần của phong cảnh.
C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
- D. Nêu suy nghĩ về phong cảnh.
Câu 19: Khi sáng tạo thêm chi tiết, học sinh có thể:
- A. Chỉ được sáng tạo một chi tiết.
B. Được lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết.
- C. Phải sáng tạo tất cả các chi tiết.
- D. Không được sáng tạo chi tiết nào.
Câu 20: Theo bài đọc “Hoa trạng nguyên”, không gian sau khi trồng cây được miêu tả như thế nào:
- A. Tối tăm.
B. Phong quang hơn.
- C. Vắng vẻ.
- D. Ồn ào.
Câu 21: Theo bài đọc “Hoa trạng nguyên”, ý tưởng trồng cây trạng nguyên là của ai?
- A. Của ông nội.
- B. Của ông thủ từ.
C. Của anh Nguyên và nhân vật tôi.
- D. Của cả làng.
Câu 22: Trong bài thơ “Hè vui”, tiếng trống nào được nhắc đến:
- A. Trống ra chơi.
B. Trống khai giảng.
- C. Trống trường.
- D. Trống múa.
Câu 23: Trong câu chuyện “Cậu bé và con heo đất”, Hải quyết định làm gì với số tiền tiết kiệm:
- A. Mua quà cho ba mẹ.
- B. Mua đồ chơi.
C. Ủng hộ người dân vùng lũ lụt.
- D. Giữ lại cho riêng mình.
Câu 24: Trong bài thơ “Hè vui”, hình ảnh "Lúa vàng hươm ngợp đồng" gợi nhớ đến mùa nào trong năm?
- A. Mùa đông.
- B. Mùa xuân.
C. Mùa hè.
- D. Mùa thu.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 5 Cánh diều bài 13: Hoa trạng nguyên
Bình luận