Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 11: Cuộc sống muôn màu (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 11: Cuộc sống muôn màu (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong bài thơ “Hội xuân vùng cao”, điệu múa nào được nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Điệu Múa sạp.
  • B. Điệu Xoe.
  • C. Điệu Then.
  • D. Điệu Ê Đê.

Câu 2: Trong bài thơ “Hội xuân vùng cao”, không khí của hội xuân vùng cao được thể hiện rõ nhất qua từ ngữ nào?

  • A. Xúng xính, nao nức, hân hoan.
  • B. Sương đêm, khoé mắt, cánh đồng.
  • C. Cúng trời, khẩn đất, kéo co.
  • D. Thoăn thoắt, ngất ngây, ríu rít.

Câu 3: Trong bài thơ “Hội xuân vùng cao”, câu thơ "Cái bụng hẹn năm sau đến/ Đúng mùa hoa núi bừng tươi" có ý nghĩa gì?

  • A. Mong muốn được trở lại hội xuân năm sau.
  • B. Sự no đủ, hạnh phúc của người dân.
  • C. Vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao.
  • D. Niềm vui khi được đón tết.

Câu 4: Câu nào sau đây là câu đơn?

  • A. Em tập đọc bài còn em gái thì làm bài tập.
  • B. Trời mưa nên đường trơn.
  • C. Cô giáo giảng bài.
  • D. Mẹ nấu cơm, con học bài.

Câu 5: Trong câu ghép, mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ được gọi là gì?

  • A. Một câu đơn.
  • B. Một vế câu.
  • C. Một mệnh đề.
  • D. Một thành phần.

Câu 6: Câu nào sau đây là câu ghép?

  • A. Em chơi đùa trong vườn.
  • B. Bố làm việc ở công ty.
  • C. Trời mưa nhưng em vẫn đi học.
  • D. Chú bộ đội canh gác biên giới.

Câu 7: Đâu là lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh?

  • A. Chỉ cần trình bày phần mở bài và thân bài, có thể bỏ phần kết bài.
  • B. Miêu tả toàn bộ những sự vật, hiện tượng có trong phong cảnh.
  • C. Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
  • D. Hạn chế sử dụng những hình ảnh nhân hóa, so sánh.

Câu 8: Phần thân bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • B. Tả từng phần của phong cảnh.
  • C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
  • D. Nêu suy nghĩ về phong cảnh.

Câu 9: Theo em, đâu là sự vật, hiện tượng của đoạn văn miêu tả phong cảnh mùa thu?

  • A. Hoa phượng mở đỏ rực.
  • B. Lá vàng rơi xào xạc.
  • C. Nắng oi ả, chói chang.
  • D. Những cơn gió mùa rét buốt.

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A. Trời mưa rất to.
  • B. Mặc dù trời mưa nhưng chúng em vẫn đi học.
  • C. Con mèo nhà em rất dễ thương.
  • D. Hoa hồng rất đẹp.

Câu 11: Số lượng vế câu tối đa trong một câu ghép là:

  • A. 1 vế.
  • B. 2 vế.
  • C. 3 vế.
  • D. Không giới hạn.

Câu 12: Trong bài đọc “Mưa Sài Gòn”, vì sao tác giả lại nói "Sài Gòn cái gì cũng nhanh, ngay cả những cơn mưa cũng vậy"?

  • A. Để nhấn mạnh sự nhanh chóng, gấp gáp của cuộc sống Sài Gòn.
  • B. Để miêu tả vẻ đẹp lãng mạn của mưa Sài Gòn.
  • C. Để chỉ trích nhịp sống quá nhanh của thành phố.
  • D. Để so sánh mưa Sài Gòn với các loại mưa khác.

Câu 13: Trong câu "Học sinh chăm chỉ nên kết quả học tập tốt", mối quan hệ giữa hai vế câu là:

  • A. Ngẫu nhiên.
  • B. Nguyên nhân - kết quả.
  • C. Độc lập.
  • D. Trái ngược.

Câu 14: Theo bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, đâu không phải là loại cây được nhắc đến trong đoạn văn?

  • A. Cây mít.
  • B. Cây chuối.
  • C. Cây tre.
  • D. Cây mía.

Câu 15: Trong bài đọc “Mưa Sài Gòn”, sau cơn mưa, điều gì xảy ra với khung cảnh và lòng người?

  • A. Trời u ám, lòng người nặng nề.
  • B. Trời lại sáng, lòng người dịu nhẹ.
  • C. Trời tối sầm, lòng người khó chịu.
  • D. Trời không thay đổi, lòng người vẫn vậy.

Câu 16: Theo bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, rơm và thóc trong bài đọc được miêu tả có màu gì

  • A. Màu xanh.
  • B. Màu vàng tươi.
  • C. Màu vàng giòn.
  • D. Màu nâu nhạt.

Câu 17: Bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” cho thấy mọi người làm việc như thế nào?

  • A. Chậm rãi, thong thả.
  • B. Mải miết, không ngơi nghỉ.
  • C. Thỉnh thoảng mới ra đồng.
  • D. Chỉ làm việc buổi sáng.

Câu 18: Trong bài thơ “Sắc màu em yêu”, màu sắc nào được so sánh với “máu con tim”?

  • A. Màu xanh.
  • B. Màu đỏ.
  • C. Màu vàng.
  • D. Màu trắng.

Câu 19: Khi tả phong cảnh, người viết cần chú ý đến những yếu tố nào?

  • A. Màu sắc, âm thanh.
  • B. Âm thanh, mùi hương. 
  • C. Mùi hương, màu sắc.
  • D. Màu sắc, âm thanh, mùi hương.

Câu 20: Khi tả phong cảnh, người viết nên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A. Tự sự.
  • B. Miêu tả.
  • C. Nghị luận.
  • D. Thuyết minh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác