Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 11: Cuộc sống muôn màu (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 11: Cuộc sống muôn màu (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cấu tạo của một bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần chính?
- A. 2 phần.
B. 3 phần.
- C. 4 phần.
- D. 5 phần.
Câu 2: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh cần làm gì?
- A. Nêu cảm xúc cá nhân.
- B. Miêu tả chi tiết.
C. Giới thiệu bao quát về phong cảnh.
- D. Kể về hoạt động con người.
Câu 3: Trong phần thân bài, có thể tả phong cảnh theo những trình tự nào?
A. Trình tự không gian và thời gian.
- B. Trình tự ngẫu nhiên.
- C. Trình tự tâm lý.
- D. Trình tự nhân quả.
Câu 4: Trong bài thơ “Sắc màu em yêu”, màu vàng được thể hiện qua những hình ảnh nào?
- A. Lúa chín, hoa mai, nắng.
B. Lúa chín, hoa cúc, nắng.
- C. Hoa mai, hoa cúc, lúa.
- D. Nắng vàng, hoa mai, hoa cúc.
Câu 5: Trong bài thơ “Hội xuân vùng cao”, các dân tộc nào được nhắc đến trong bài thơ?
A. Tày, Nùng, Dao.
- B. Kinh, Hoa, Chăm.
- C. Khmer, Chăm, Mường.
- D. Ê Đê, Bana, Xơ Đăng.
Câu 6: Bài thơ “Sắc màu em yêu”, được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thơ 4 chữ.
- B. Thơ 5 chữ.
- C. Thơ lục bát.
- D. Thơ 7 chữ.
Câu 7: Theo bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, thời điểm được miêu tả trong bài đọc là:
A. Đầu mùa đông.
- B. Giữa mùa đông.
- C. Cuối mùa thu.
- D. Đầu mùa xuân.
Câu 8: Câu "Hoa nở đỏ rực" là ví dụ về:
- A. Câu ghép.
B. Câu đơn.
- C. Câu phức.
- D. Câu chưa hoàn chỉnh.
Câu 9: Trong bài đọc “Mưa Sài Gòn”, sau khi mưa, đường phố Sài Gòn được miêu tả như thế nào?
- A. Ướt át.
- B. Lầy lội.
C. Ráo như mưa chưa từng đến.
- D. Đọng nước.
Câu 10: Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là:
- A. Hoàn toàn độc lập.
- B. Không liên quan.
C. Chặt chẽ và có liên quan đến nhau.
- D. Ngẫu nhiên.
Câu 11: Dấu hiệu nào dưới đây cho biết một câu là câu ghép?
- A. Chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ.
B. Có hai hoặc nhiều vế câu.
- C. Luôn có từ "và" để nối các vế câu.
- D. Chỉ bao gồm danh từ và động từ.
Câu 12: Có những cách quan sát phong cảnh nào?
- A. Quan sát trực tiếp.
- B. Quan sát qua tranh ảnh, video…
- C. Thông qua lời kể của một người để tưởng tượng lại cảnh.
D. Quan sát trực tiếp hoặc tranh ảnh, video…
Câu 13: Trong bài đọc “Mưa Sài Gòn”, mưa Sài Gòn được xem như một sự giải tỏa gì?
- A. Sự buồn chán.
B. Những muộn phiền, vất vả.
- C. Cơn giận.
- D. Nỗi sợ hãi.
Câu 14: Em có thể sử dụng giác quan nào để quan sát cảnh vật?
- A. Mắt.
- B. Miệng.
C. Mắt, tai và mũi.
- D. Mũi và mắt.
Câu 15: Câu đơn là câu được tạo thành bởi:
- A. Nhiều vế câu.
B. Một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
- C. Hai cụm từ bất kỳ.
- D. Ba vế câu trở lên.
Câu 16: Trong bài văn tả phong cảnh, người viết cần thể hiện được điều gì?
- A. Sự hào hứng khi viết bài.
B. Tình cảm, cảm xúc với phong cảnh được tả.
- C. Sự sáng tạo, tưởng tượng những điều không có thật ở phong cảnh được tả.
- D. Sự suy tư, trầm lắng khi nghĩ đến phong cảnh.
Câu 17: Theo bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- A. Tự sự.
B. Miêu tả.
- C. Nghị luận.
- D. Biểu cảm.
Câu 18: Có những cách mở bài nào?
- A. Gián tiếp.
- B. Trực tiếp.
- C. Mở rộng.
D. Gián tiếp và trực tiếp.
Câu 19: Ý nghĩa chính của bài thơ “Hội xuân vùng cao”là gì?
- A. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao và miêu tả không khí tưng bừng của hội xuân.
- B. Miêu tả không khí tưng bừng của hội xuân và thể hiện tình cảm gắn bó của cộng đồng dân dộc.
- C. Ngợi ca tình cảm gắn bó của cộng đồng dân tộc và vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao.
D. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên vùng cao, miêu tả không khí tưng bừng của hội xuân và thể hiện tình cảm gắn bó của cộng đồng dân tộc.
Câu 20: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
- A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt.
- B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau.
C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.
- D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau.
Câu 21: Trong bài thơ “Hội xuân vùng cao”, hình ảnh nào cho thấy sự sum họp của cộng đồng trong hội xuân?
- A. Hoa đào cười với sương đêm.
B. Trẻ già bắt tay rất chặt.
- C. Hương xuân ngồi trên khoé mắt.
- D. Gió thơm rộn ràng về bản.
Bình luận