Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 7 Văn bản đọc Đường vào trung tâm vũ trụ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Đường vào trung tâm vũ trụ phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của "Đường vào trung tâm vũ trụ" là ai?

  • A. Hà Thủy Nguyên
  • B. Trần Đăng Khoa
  • C. Thạch Lam
  • D. Tố Hữu

Câu 2: Tác giả văn bản Đường vào tâm vũ trụ sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1988
  • B. 1986
  • C. 1985
  • D. 1984

Câu 3: Quê của tác giả văn bản Đường vào tâm vũ trụ ở đâu?

  • A. Hà Nam
  • B. Hà Nội
  • C. Nam Định
  • D. Nghệ An

Câu 4: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản Đường vào tâm vũ trụ?

  • A. Bên kia cánh cửa (2005)
  • B. Điệu nhạc trần gian (2004)
  • C. Thiên Mã (2010)
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5: Không gian diễn ra sự kiện trong văn bản là:

  • A. Thánh địa Hy Lạp – nơi có đến thờ các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
  • B. Tâm Vũ Trụ – nơi có những loài thực vật và động vật khổng lồ, kì dị.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 6: Văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” thuộc thể loại truyện nào?

  • A. Khoa học viễn tưởng vì có chuyến du hành thời gian, yếu tố không thực và nhiều tình tiết dựa trên tri thức khoa học.
  • B. Kì ảo vì có những chi tiết không thực, không gian muôn màu, muôn vẻ đều do tưởng tượng mà ra.
  • C. Cổ tích vì nó mang màu sắc dân gian.
  • D. Xuyên không vì có hành trình vào trung tâm thế giới.

Câu 7: Văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” được trích từ tiểu thuyết nào?

  • A. Không gia đình
  • B. Thiên Mã
  • C. Triệu vạn dặm dưới lòng đất
  • D. Harry Potter

Câu 8: Tại sao ba nhân vật dừng chân ở bãi cỏ vắng người phía bên kia đến và trốn trong rừng?

  • A. Vì sẽ bất tiện nếu để du khác phát hiện ra một con ngựa có cánh đang lai vãng gần khu thánh đại của Hy Lạp.
  • B. Vì muốn truy tìm tung tích ở hòn đá ma thuật Omphalos để mở cánh cửa vào Tâm Vũ Trụ.
  • C. Vì muốn cảm nhận vẻ đẹp của khu thánh địa Hy Lạp từ ngoài vào trong.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Các nhân vật nào xuất hiện trong văn bản?

  • A. nhân vật "tôi"
  • B. nhân vật "tôi", Thần Đồng, Thần Thoại
  • C. Thần Đồng
  • D. Thần Thoại

Câu 10: Pho tượng Nhân sư được mô tả như thế nào?

  • A. Bị mất đầu nhưng vẫn giữ được tính trang nghiêm và toả ra luồn sinh khí mạnh mẽ.
  • B. Đẹp tuyệt diệu, từng đường nét, góc cạnh được chạm khổ tinh tế, tất cả toát lên sức mạnh của một vị thần.
  • C. Bị bào mòn, không còn sắc nét những vẫn nguyên vẹn vẻ cao ngạo và thần thánh.
  • D. Khổng lồ, thần bí.

Câu 11: "Bước nhảy không gian" kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?

  • A. khoảng thời gian xa xưa, khoảng thời gian mà khủng long vẫn còn tồn tại.
  • B. khoảng thời gian chiến tranh.
  • C. khoảng thời gian 100 năm trước.
  • D. khoảng thời gian 1000 năm trước.

Câu 12: Ba nhân vật đã làm gì vào đêm tối mịt?

  • A. Đột nhập đền.
  • B. Lặng lẽ ra về.
  • C. Ra biển chơi.
  • D. Đi ăn đêm.

Câu 13: Đặc điểm của hòn đá Ôm-phe-lốt là gì?

  • A. Được điêu khắc chạm trổ tinh vi
  • B. Nhưng chỉ là tác phẩm nghệ thuật bình thường chẳng ra dáng vũ trụ
  • C. Cả 2 ý trên đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 14: Diễn biến chính của câu chuyện trong "Đường vào trung tâm vũ trụ" là gì?

  • A. Nhân vật "tôi" và Thần Đồng để Thần Thoại ở trong rừng sau đó đi nghiên cứu tượng Nhân Sư, tìm kiếm điều gì đó
  • B. Khi trời đã tối, nhân vật "tôi" và Thần Đồng dẫn Thần Thoại vào đền thờ A-pô-lô.
  • C. Thần Đồng ngã xuống một cái hố, khám phá ra cơ quan bí ẩn. Sau đó Thần Đồng đi cùng Thần Thoại lấy đá Ôm-phe-lốt ở bảo tàng về.
  • D. Sau khi đặt đá Ôm-phe-lốt vào cơ quan ở hố sâu, cả ba nhân vật được sang một không gian khác. Đó là thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi. Ở đó có rất nhiều điều kỳ thú. 
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 15: Không gian ảo Rừng cổ sinh, thảo nguyên tương ứng với không gian thực nào?

  • A. Thánh địa Hy Lạp
  • B. Đền thờ các vị thần Hy Lạp
  • C. Viện bảo tàng
  • D. Dòng thác chảy ở thủ đô Athen

Câu 16: Đâu là nhân vật xuất hiện trong văn bản?

  • A. Người cá
  • B. Cá voi
  • C. Ngựa cầu vồng
  • D. Cá heo

Câu 17: Không gian ảo “dòng suối, nơi đoàn người cá đang ngồi” tương ứng với không gian thực nào?

  • A. Thánh địa Hy Lạp
  • B. Đền thờ các vị thần Hy Lạp
  • C. Viện bảo tàng
  • D. Dòng thác chảy ở thủ đô Athen

Câu 18:  Bay qua khu rừng cổ sinh, ba nhân vật tiếp tục kinh ngạc trước điều gì?

  • A. Vẻ đẹp yên bình như chốn thần tiên.
  • B. Khung cảnh tối tăm, đẩy rẫy nguy hiểm của một ngôi làng cổ.
  • C. Các dòng chảy khác lạ so với thế giới thực.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Đâu không phải sự vật mà ba nhân vật đã bắt gặp sau khi bay qua khu rừng cổ sinh?

  • A. Dòng suối
  • B. Cầu vồng
  • C. Xương xẩu, đầu lâu
  • D. Đoàn người cá ngồi trên mỏm đá

Câu 20: Câu nào sau đây không mô tả đúng về con chuồn chuồn mà ba nhân vật đã gặp phải ở Tâm Trái Đất?

  • A. Sải cánh rộng như cánh của đại bàng.
  • B. Thân hình óng ánh sắc màu của biển cả.
  • C. Bốn cái cánh khoẻ khoắn, đập nhanh như cánh quạt.
  • D. Thân hình khổng lồ.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác