Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Thực hành tiếng việt trang 13 (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 6 Thực hành tiếng việt trang 13 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Biện pháp tu từ nói quá là:
A. Một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
- B. Phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
- C. Một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.
- D. Cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.
Câu 2: Biện pháp tu từ nói quá thường ít được sử dugj trong những văn bản nào?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
C. Hành chính, khoa học
- D. Biểu cảm
Câu 3: Câu sau đây là đúng hay sai: Nói quá dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 4: Những điều cần chú ý khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá là:
- A. Đối tương giao tiếp
- B. Tình huống giao tiếp
- C. Hoàn cảnh giao tiếp
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 5: Câu thành ngữ nào sau đây sử dụng biện pháp nói quá?
- A. Ăn cây táo rào cây sung
B. Ăn như rồng cuốn, nói như rông leo
- C. Ăn quá nhớ kẻ trồng cây
- D. Ăn to nói lớn
Câu 6: Nhận xét nào là đúng về hai câu thơ sau của Tố Hữu:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
- A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
- B. Nhận mạnh Bác Hồ là một người yêu nước.
C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
- D. Nhấn mạnh sự hiểu biết sâu rộng của Bác Hồ.
Câu 7: Nói quá thường được sử dụng trong văn phong nào?
- A. Khoa học
- B. Hành chính
C. Khẩu ngữ
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 8: Nói quá thường được sử dụng kèm biện pháp tu từ nào?
A. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa
- B. Hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa
- C. Ẩn dụ, nhân hóa
- D. So sánh, ẩn dụ
Câu 9: Câu da dao dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ gì:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
- A. biện pháp so sánh
B. biện pháp nói quá.
- C. biện pháp nhân hóa
- D. biện pháp ẩn dụ
Câu 10: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?
A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống
- B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
- C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống
- D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
Câu 11: Nói quá thường dùng trong khẩu ngữ và khoa học có đúng không?
- A. Đúng
B. Không
Câu 12: Câu da dao dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ gì:
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
- A. biện pháp so sánh
B. biện pháp nói quá.
- C. biện pháp nhân hóa
- D. biện pháp ẩn dụ
Câu 13: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”
A. Ẩn dụ
- B. Nói quá
- C. Nói giảm, nói tránh
- D. Hoán dụ
Câu 14: Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
- A. Chẳng tham nhà ngói ba toà/ Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành
B. Làm trai cho đáng nên trai/ Khom lưng chống gối gánh những hai hạt vừng
- C. Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
- D. Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Câu 15: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?
- A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
- B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
- C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập
D. Cả B và C
Câu 16: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo
- B. Ngồi mát ăn bát vàng
- C. Không thầy đó mày làm nên
- D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 17: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
- A. Ẩn dụ
B. Nói quá
- C. Nói giảm, nói tránh
- D. Hoán dụ
Câu 18: Câu da dao dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ gì:
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.
- A. biện pháp so sánh
B. biện pháp nói quá.
- C. biện pháp nhân hóa
- D. biện pháp ẩn dụ
Câu 19: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”
- A. Ẩn dụ
B. Nói quá
- C. Nói giảm, nói tránh
- D. Hoán dụ
Câu 20: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”
- A. Ẩn dụ
- B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
- D. Hoán dụ
Xem toàn bộ: Soạn bài 6 Thực hành tiếng việt trang 13
Bình luận