Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 5 Thực hành tiếng việt trang 110 (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 5 Thực hành tiếng việt trang 110 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Công dung của dấu gạch ngang là gì?
- A. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
- B. Đặt trước những lời đối thoại
- C. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.
A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.
- B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.
- C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.
- D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.
Câu 3: Công dụng của dấu chấm lửng là gì?
- A. Tỏ ý chưa liệt kê hết
- B. Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng
- C. Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau: Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- A. Liệt kê
- B. Câu hỏi tu từ
- C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 5: Quan sát ví dụ và cho biết dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
Lan – người bạn thân nhất của tôi đã đạt được học bổng đi du học Mỹ.
- A. Thường được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê.
- B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; nối các từ trong một liên danh.
C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Câu 6: Công dụng của dấu chấm là gì?
A. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
- B. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
- C. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu chuẩn bị hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
- D. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu còn một vế của câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
Câu 7: Phép điệp từ là gì?
A. Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- B. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- D. Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 8: Nhận định sau là đúng hay sai: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm trong câu.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 9: Ý nào dưới đây là công dụng của dấu chấm hỏi?
- A. Đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn.
- B. Có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm.
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 10: Hiệu quả nghệ thuật mà biện phép điệp mang lại là gì?
- A. Tạo âm hưởng, tạo ấn tượng.
- B. Nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung cần biểu đạt.
C. Khiến người đọc dễ nhớ.
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 11: Nhận định sau đây là đúng hay sai: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp và đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 12: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:
1. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
2. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
3. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Nhị Hồ - Xuân Diệu)
- A. 1 và 2 đều đúng
B. 1 và 3 đều đúng
- C. 2 và 3 đều đúng
Câu 13: Ý nào dưới đây là công dụng của dấu chấm than?
A. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.
- B. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.
- C. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.
- D. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.
Câu 14: Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 15: Đặc điểm của phép đối là
- A. Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
- B. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
- C. Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)
- D. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
E. Cả A, B, C và D đều đúng
Câu 16: Ý nào dưới đây là công dụng của dấu hai chấm ?
- A. Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- B. Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 17: Ý nào dưới đây là công dụng của dấu phẩy?
A. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.
- B. Được đặt cuối câu trần thuật, câu nghi vấn.
- C. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt sự nghi vấn của người nói.
- D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.
Câu 18: Dấu dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn là công dụng của dấu nào?
A. Dấu ngoặc kép
- B. Dấu ngoặc đơn
- C. Dấu hai chấm
- D. Dấu chấm
Câu 19: Tác dụng của phép đối là gì?
- A. Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
- B. Tạo ra sự hài hoà về thanh
- C. Nhấn mạnh ý
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 20: Vị trí nào sau đây là vị trí của dấu phẩy?
- A. Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
- B. Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.
- C. Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
- D. Giữa các vế của một câu ghép.
E. Tất cả các đáp án trên
Xem toàn bộ: Soạn văn bài 5 Thực hành tiếng việt trang 110
Bình luận