Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 25: Acetic acid

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 25: Acetic acid Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ

  • A. trên 10 %.
  • B. dưới 2 %.
  • C. từ 2% - 5%.
  • D. từ 5% - 10%.

Câu 2: Phản ứng giữa acetic acid với dung dịch bazơ thuộc loại

  • A. phản ứng oxi hóa - khử.
  • B. phản ứng hóa hợp.
  • C. phản ứng phân hủy.
  • D. phản ứng trung hòa.

Câu 3: Khi nhỏ dung dịch acetic acid lên quỳ tím sẽ xảy ra hiện tượng gì?

  • A. Quỳ tím chuyển xanh.
  • B. Quỳ tím chuyển đỏ.
  • C. Quỳ tím không chuyển màu.
  • D. Quỳ tím mất màu.

Câu 4: Acetic acid có tính acid vì trong phân tử có chứa

  • A. Hai nguyên tử.
  • B. Nhóm –OH.
  • C. Nhóm –OH và nhóm C = O.
  • D. Nhóm –OH kết hợp với nhóm C = O tạo thành nhóm COOH.

Câu 5: Tính chất vật lý của acetic acid là

  • A. Chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
  • B. Chất khí, không màu, vị chua, không tan trong nước.
  • C. Chất lỏng, không màu, không vị, tan vô hạn trong nước.
  • D. Chất lỏng, màu xanh, không vị, tan vô hạn trong nước.

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, acetic acid được điều chế từ

  • A. Oxi hóa butan.
  • B. Lên men ethylic alcohol.
  • C. Sodium acetate và H2SO4.
  • D. Sodium acetete và HCl.

Câu 7: Công thức phân tử của acetic acid là

  • A. CH2O2.
  • B. C2H6O2.
  • C. C2H4O2.
  • D. C2H4O.

Câu 8: Acetic acid không dùng để

  • A. Pha giấm ăn.
  • B. Điều chế dược phẩm, thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng, phẩm nhuộm.
  • C. Điều chế tơ sợi nhân tạo.
  • D. Sản xuất PE.

Câu 9: Acetic acid là

  • A. Acid yếu.
  • B. Base yếu.
  • C. Base mạnh.
  • D. Acid mạnh.

Câu 10:  Phương pháp được xem là hiện đại để điều chế acetic acid là: 

  • A. Tổng hợp từ CH3OH và CO.
  • B. Phương pháp oxi hóa CH3CHO.
  • C. Phương pháp lên men giấm từ ethylic alcohol.
  • D. Điều chế từ muối acetate.

Câu 11: Chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím?

  • A. CH3OH.
  • B. CH2=CH2.
  • C. CH3CH2OH.
  • D. CH3COOH

Câu 12:  Cho sơ đồ phản ứng:

CH3COOH + Na→ CH3COONa + H2

Tổng hệ số các chất (là các số nguyên, tối giản) trong phản ứng trên là

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 7
  • D. 8.

Câu 13: Dãy chất tác dụng với acetic acid là

  • A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.
  • B. CuO; Ba(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH.
  • C. Ag; Cu(OH)2; ZnO ; H2SO4; C2H5OH.
  • D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Câu 14: Yếu tố nào không làm tăng hiệu suất phản ứng este hóa giữa acetic acid và ethylic alcohol?

  • A. Dùng H2SO4 đặc làm xúc tác.
  • B. Chưng cất este tạo ra.
  • C. Tăng nồng độ acid hoặc alcohol.
  • D. Lấy số mol alcohol và acid bằng nhau.

Câu 15:  Vì sao nhiệt độ sôi của acid thường cao hơn alcohol tương ứng?

  • A. Vì alcohol không có liên kết hidro, acidcó liên kết hdrogen.
  • B. Vì liên kết hydrogen của acid bền hơn của alcohol.
  • C. Vì khối lượng phân tử của acid lớn hơn.
  • D. Vì acid có 2 nguyên tử oxygen.

Câu 16: Đun nóng acetic acid với ethylic alcohol có sulfuric acid làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

  • A. dimetyl eter.                                                
  • B. ethyl acetate.
  • C. ethylic alcohol.                                                 
  • D. methane.

Câu 17: So sánh nhiệt độ sôi của các chất : acetic acid, aceton, propane, ethylic alcohol:

  • A. CH3COOH > CH3CH2CH3> CH3COCH3> C2H5OH.
  • B. C2H5OH>CH3COOH>CH3CH2CH3> CH3COCH3.
  • C. CH3COOH>C2H5OH>CH3COCH3>CH3CH2CH3.
  • D. C2H5OH>CH3COCH3>CH3COOH>CH3CH2CH3.

Câu 18: So sánh tính acidcủa các chất sau (xếp theo thứ tự tăng dần): 

CH3CHClCH2COOH (1)

CH2ClCH2CH2COOH (2)

CH3CH2CHClCOOH (3)

CH3CH2CH2COOH (4)

  • A. 1< 3< 2< 4.
  • B. 2< 1< 3< 4.
  • C. 4< 3< 2< 1.
  • D. 4< 2< 1< 3.

Câu 19:  Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau? 

  • A. Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
  • B. Acetic acid là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo và tơ nhân tạo.
  • C. Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ từ 2 đến 5%.
  • D. Bằng cách oxi hóa ethane với chất xúc tác thích hợp người ta thu được acetic acid.

Câu 20: Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng:               

  • A. làm quỳ tím hóa xanh.         
  • B. làm quỳ tím hóa đỏ.
  • C. không làm quỳ tím đổi màu.
  • D. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.

Câu 21: Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

  • A. Na.
  • B. Dung dịch AgNO3
  • C. CaCO3.
  • D. Dung dịch NaCl.

Câu 22: Trung hòa 400 ml dung dịch acetic acid 0,5M bằng dung dịch KOH 0,5M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là

  • A. 100 ml.
  • B. 200 ml.
  • C. 300 ml.
  • D. 400 ml.

Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 12 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10% . Khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng là

  • A. 360 gam.
  • B. 180 gam.
  • C. 340 gam.
  • D. 120 gam.

Câu 24: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp: 

  1. Lên men giấm ethylic alcohol.
  2. Oxi hóa không hoàn toàn ethanal.
  3. Oxi hóa không hoàn toàn butane.
  4. Cho methylic alcohol tác dụng với CO.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra acetic acid là?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong công nghiệp, acetic acid được điều chế từ  C4H10.

(2) Trong phân tử acetic acid có nhóm –COOH làm cho phân tử có tính acid.

(3) Acetic acid tác dụng với base tạo thành muối và nước.

(4) Acetic acid có tính chất của một acid.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác