Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 7: Thấu kính. Kính lúp

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 7: Thấu kính. Kính lúp Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ
  • B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì
  • C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song
  • D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

  • A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
  • B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
  • C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
  • D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 3: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

  • A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
  • B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
  • C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
  • D. Không nhìn được dòng chữ.

Câu 4: Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính
  • B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính
  • C. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành
  • D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.

Câu 5: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ

  • A. càng lớn và càng gần thấu kính.
  • B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  • C. càng lớn và càng xa thấu kính.
  • D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 6: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

  • A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
  • B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
  • C. ngược chiều với vật.
  • D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:

  • A. thật, ngược chiều với vật.
  • B. thật, luôn lớn hơn vật.
  • C. ảo, cùng chiều với vật.
  • D. thật, luôn cao bằng vật.

Câu 8: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

  • A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
  • B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
  • C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
  • D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 9: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:

  • A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
  • B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  • C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  • D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Câu 10: Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ và được tạo bởi thấu kính phân kì khác nhau ở điểm nào?

  • A. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
  • B. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ nhỏ hơn ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
  • C. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ nhỏ hơn vật.
  • D. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn vật.

Câu 11: Tia tới song song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

  • A. 15 cm
  • B. 20 cm
  • C. 25 cm
  • D. 30 cm

Câu 12: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là:

  • A. 12,5 cm
  • B. 25 cm
  • C. 37,5 cm
  • D. 50 cm

Câu 13: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Màn cách thấu kính một khoảng:

  • A. 20cm
  • B. 10cm
  • C. 5cm
  • D. 15 cm

Câu 14: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:

  • A. 10cm
  • B. 15cm
  • C. 5 cm
  • D. 20 cm

Câu 15: Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 18cm cho ảnh ảo A’B’ cách AB một đoạn 24cm. Khi đó khoảng cách d từ vật đến thấu kính là

  • A. 12cm         
  • B. 15cm
  • C. 16cm
  • D. 8cm

Câu 16: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và cách AB một đoạn 100cm. Tiêu cự của thấu kính đó là

  • A. 16cm 
  • B. 25cm 
  • C. 20cm 
  • D. 40cm

Câu 17: Đặt vật AB trước thấu kính phân kì cho ảnh A’B’. Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thì

  • A. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • B. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn giảm dần.
  • C. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • D. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn giảm dần.

Câu 18: Kính lúp là dụng cụ quang dùng để 

  • A. quan sát các vật nhỏ
  • B. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu trên màn để quan sát vật rõ hơn
  • C. quan sát được những vật ở rất xa
  • D. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt

Câu 19: Kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi một

  • A. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
  • B. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn
  • C. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang nhỏ
  • D. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang là góc vuông

Câu 20: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:

  • A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
  • B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
  • C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
  • D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.

Câu 21: Về mặt cấu tạo, kính lúp là một thấu kính ....(1)...... có tiêu cự ... (2) ....

  • A. Phân kì – dài 
  • B. Hội tụ - dài 
  • C. Phân kì – ngắn 
  • D. Hội tụ - ngắn 

Câu 22: Người nào dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?

  • A. Một người thợ chữa đồng hồ.
  • B. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ.
  • C. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
  • D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Câu 23: Thấu kính nào dưới đây dùng làm kính lúp?

  • A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 8 cm.
  • B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 70 cm.
  • C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm.
  • D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm,

Câu 24: Khi quan sát vật qua một kính lúp, ta quan sát được

  • A. trực tiếp vật.
  • B. ảnh thật của vật có kích thước nhỏ hơn vật.
  • C. ảnh ảo của vật có kích thước lớn hơn vật.
  • D. ảnh thật của vật có kích thước lớn hơn vật.

Câu 25: Khi cần quan sát trong một khoảng thời gian dài, người ta thường chọn cách đặt mắt ở:

  • A. Tiêu điểm của thấu kính 
  • B. Ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính 
  • C. Xa mặt kính 
  • D. Xa tiêu điểm của thấu kính 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác