Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(1) Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.

(2) Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.

(3) Trong tế bào sinh dưỡng NST tương đồng luôn tồn tại thành từng cặp gọi là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

(4) NST là các sợi ngắn, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, quan sát được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phát biểu đúng là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?

  • A. Tế bào sinh dục chín.
  • B. Hợp tử.
  • C. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 3: Quan sát hình và cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm?

  • A. Có hai cặp NST và đều hình que.                
  • B. Có bốn cặp NST và đều hình que.
  • C. Có ba cặp NST hình chữ V.                        
  • D. Có hai cặp NST hình chữ V.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng nhất. 

Tại sao nói nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào?

  • A. Vì nhiễm sắc thể được cấu tạo gồm DNA và protein histone cuộn xoắn lại nằm bên trong nhân tế bào.
  • B. Vì nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo thông tin di truyền được duy trì qua các thế hệ.
  • C. Vì nhiễm sắc thể có khả năng biến đổi, dẫn đến sự xuất hiện các đột biến gene.
  • D. Vì nhiễm sắc thể có khả năng điều chỉnh hoạt động của gene.

Câu 5: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gene trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?

  • A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.                             
  • B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.                             
  • D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 6: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH → ABEFGH

  • A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.                             
  • B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.                              
  • D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 7: Hội chứng nào ở người do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây ra?

  • A. Hội chứng mèo kêu.                                    
  • B. Hội chứng Down.
  • C. Hội chứng Edward.                                     
  • D. Hội chứng Turner.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Cơ thể tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính.

(2) Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

(3) Thể tam bội thường cho quả không hạt nên được áp dụng trong sản xuất.

(4) Thể tam bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là số lẻ.

(5) Thể tam bội là thể đa bội lẻ.

Số đáp án đúng là

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 9: Bộ NST trong các giao tử ở người là

  • A. 2n = 24.
  • B. n = 24.
  • C. 2n = 23.
  • D. n = 23.

Câu 10: Vị trí của tâm động trên nhiễm sắc thể trong hình dưới đây là

  • A. tâm cân.
  • B. tâm lệch.
  • C. tâm mút.
  • D. cận tâm.

Câu 11: Vị trí của tâm động trên nhiễm sắc thể trong hình dưới đây là

  • A. tâm cân.
  • B. tâm lệch.
  • C. tâm mút.
  • D. cận tâm.

Câu 12: Vị trí của tâm động trên nhiễm sắc thể trong hình dưới đây là

A brown tie with a black ball

Description automatically generated

  • A. tâm cân.
  • B. tâm lệch.
  • C. tâm mút.
  • D. cận tâm.

Câu 13: Thời điểm nào có thể quan sát được các hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể?

  • A. Kì trung gian của quá trình phân bào.         
  • B. Kì đầu của quá trình phân bào.
  • C. Kì sau của quá trình phân bào.                    
  • D. Kì giữa của quá trình phân bào.

Câu 14: Thể một là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng

  • A. thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
  • B. thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
  • C. thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
  • D. thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

Câu 15: Thể ba là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

  • A. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc.
  • B. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc.
  • C. có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.
  • D. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc.

Câu 16: Ở người, thể ba ở cặp NST số 21 gây hội chứng gì?

  • A. Hội chứng mèo kêu.
  • B. Hội chứng Down.
  • C. Hội chứng Edward.
  • D. Hội chứng Turner.

Câu 17: Ở người, thể ba ở cặp NST số 18 gây hội chứng gì?

  • A. Hội chứng mèo kêu.
  • B. Hội chứng Down.
  • C. Hội chứng Edward.
  • D. Hội chứng Turner.

Câu 18: Ở người, thể một ở cặp nhiễm sắc thể giới tính từ XX trở thành XO gây hội chứng gì?

  • A. Hội chứng mèo kêu.
  • B. Hội chứng Down.
  • C. Hội chứng Edward.
  • D. Hội chứng Turner.

Câu 19: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia?

  • A. Đảo đoạn trên NST của cây đậu hà lan làm thay đổi hình dạng, màu sắc của quả.
  • B. Lặp đoạn trên NST của cây đậu hà lan làm tăng tốc độ sinh trưởng của cây.
  • C. Lặp đoạn trên NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzyme amylase thủy phân tinh bột.
  • D. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.

Câu 20: Ở một loài thực vật có 2n = 18, người ta phát hiện một cây lai có 17 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào soma. Đó là dạng đột biến

  • A. thể một.                                                      
  • B. thể ba.
  • C. thể tam bội.                                                 
  • D. thể tứ bội.

Câu 21: Người ta thường sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn NST để làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền. Các dòng côn trùng đột biến này

  • A. có khả năng lây bệnh cho các cá thể khác trong quần thể.
  • B. có sức sống bình thường nhưng bị mất hoặc giảm đáng kể khả năng sinh sản.
  • C. có khả năng sinh sản bình thường nhưng sức sống yếu.
  • D. có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

Câu 22: Loại đột biến nào sau đây được lặp đi lặp lại trên các nhiễm sắc thể đã góp phần tạo nên loài muỗi mới?

  • A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.

Câu 23: Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể ba có thể xảy ra?

  • A. 12.
  • B. 13.
  • C. 24.
  • D. 48.

Câu 24: Trên một câu hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt đoạn cánh có lá to đó rồi đem giâm, sau một thời gian người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng cho hiện tượng trên?

  • A. Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
  • B. Cây lá to được hình thành do đột biến gene.
  • C. Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội.
  • D. Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 25: Ở ngô, allele R quy định hạt đỏ, r quy định hạt trắng. Thể ba tạo hai loại giao tử (n + 1) và n. Tế bào noãn (n + 1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Phép lại Rrr × Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là

  • A. 3 đỏ : 1 trắng.
  • B. 5 đỏ : 1 trắng.
  • C. 1 đỏ : 1 trắng.
  • D. 2 đỏ : 1 trắng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác