Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ứng dụng nào của công nghệ di truyền đạt giải Nobel trong lĩnh vực Sinh lí học hoặc Y học năm 2023?

  • A. Sử dụng vi khuẩn E.coli mang gene mã hóa protein insulin của người để sản xuất insulin cho người bệnh tiểu đường.
  • B. Ứng dụng công nghệ mRNA trong sản xuất vaccine phòng chống COVID-19.
  • C. Ứng dụng kĩ thuật liệu pháp gene để thay thế gene bệnh bằng tổ gene bình thường nhằm điều trị bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp SCID.
  • D. Phân tích DNA giúp xác định quan hệ họ hàng hoặc danh tính nạn nhân/tội phạm.

Câu 2: Ứng dụng kĩ thuật liệu pháp gene để thay thế gene bệnh bằng tổ gene bình thường nhằm điều trị bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp SCID là ứng dụng dụng của công nghệ di truyền trong lĩnh vực nào?

  • A. Nông nghiệp.                                              
  • B. Môi trường.
  • C. An toàn sinh học.                                        
  • D. Y học, pháp y.

Câu 3: Các sinh vật biến đổi gene ứng dụng trong xử lí ô nhiễm môi trường thường là

  • A. vi sinh vật.                                                  
  • B. động vật.
  • C. thực vật.                                                      
  • D. nguyên sinh vật.

Câu 4: Các biện pháp quản lí để đảm bảo an toàn đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi được gọi là

  • A. tiêu chuẩn sinh học.                                    
  • B. an toàn sinh học.
  • C. kiểm soát sinh học.                                      
  • D. đạo đức sinh học.

Câu 5: Thực phẩm biến đổi gene đầu tiên được thương mại hóa là

  • A. khoai tây.                                                    
  • B. ngô.
  • C. cà chua.                                                       
  • D. đậu tương (đậu nành).

Câu 6: Những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu sinh học vào thực tiễn, bao hàm sự đánh giá về lợi ích và rủi ro bởi các can thiệp của con người vào sự sống được gọi là

  • A. tiêu chuẩn sinh học.                                    
  • B. an toàn sinh học.
  • C. kiểm soát sinh học.                                      
  • D. đạo đức sinh học.

Câu 7: Sự kiện nào trong công nghệ di truyền đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới như bảo tồn động vật quý hiếm, tạo động vật nhân tạo cho các thí nghiệm y sinh, sản xuất các cơ quan nội tạng phục vụ cấy ghép tạng?

  • A. Nhân bản thành công cừu Dolly.                 
  • B. Công bố bản đồ gene người.
  • C. Nuôi cấy thành công tế bào gốc.                 
  • D. Phát hiện hệ thống CRISPR/Cas9.

Câu 8: Việc làm nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?

  • A. Nuôi cấy mô, tế bào thực vật.                     
  • B. Ghép nội tạng ở người.
  • C. Nhân bản vô tính động vật.                         
  • D. Chẩn đoán giới tính thai nhi.

Câu 9: Trong đợt dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, Bộ Y tế đã cấp phép cho 8 loại vaccine được sử dụng trong điều kiện khẩn cấp gồm: (1) AstraZeneca; (2) Sputnik V; (3) Vero cell; (4) Pfizer; (5) Moderna; (6) Janssen; (7) Hayat-vax; 8 Abdala. Cho biết có bao nhiêu loại vaccine trong số tám loại trên được sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mRNA?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng nhất: Tại sao việc sản xuất insulin từ vi khuẩn E.coli có nhiều ưu điểm hơn việc chiết insulin từ tuyến tụy của động vật?

  • A. Vì insulin từ vi khuẩn E.coli có cấu trúc hoàn toàn giống với insulin ở người.
  • B. Vì sản xuất insulin từ vi khuẩn E.coli ít tốn kém và an toàn hơn so với việc chiết từ tuyến tụy của động vật.
  • C. Vì insulin từ vi khuẩn E.coli có thể biến đổi gene để tạo ra các loại insulin mới các tác dụng tốt hơn.
  • D. Vì vi khuẩn E.coli có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện môi trường cơ thể người.

Câu 11: Cho các ứng dụng sau: 

(1) Tạo bò hướng thịt ở Việt Nam bằng cách sử dụng bò đực Zebu và bò cái Việt Nam.

(2) Giống lúa gạo vàng mang gene quy định tổng hợp β-carotene.

(3) E.coli sản xuất somatostatin - một loại hormone đặc biệt được tổng hợp tại não người và động vật.                  

(4) Dâu Bắc Ninh được xử lí bằng Colchicine tạo ra giống tam bội.

(5) Giống lúa MT1 được tạo ra do lúa Mộc Tuyền xử lí bằng tia gamma.

(6) Bò sản xuất sữa được protein C chữa máu vón cục gây tắc mạch ở người.        

Ứng dụng công nghệ di truyền là

  • A. 1, 2, 4, 6.                                                     
  • B. 2, 3, 4, 5.
  • C. 2, 3, 5, 6.                                                     
  • D. 1, 2, 3, 4. 

Câu 12: Năm 1968, Robert Edwards đã thụ tinh thành công trứng người trong phòng thí nghiệm. Sau đó, vào năm 1978, với sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa Patrick Steptoe, ông và cộng sự đã tạo ra đứa trẻ bằng thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ở Anh. Với thành công này, ông đã được trao giải Nobel vào năm 2010. Năm 2018, một nhà khoa học đã công bố kết quả về việc sử dụng kĩ thuật CRISPR-Cas9 chỉnh sửa gene của phôi thai để tạo ra hai bé gái sinh đôi có khả năng đề kháng với HIV. Với công bố này, tháng 12 năm 2019, ông đã bị tòa án kết án ba năm tù vì tội vi phạm vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. Tại sao hai nghiên cứu đều được thực hiện trên người nhưng nghiên cứu của Robert Ewards không vi phạm đạo đức sinh học?

1) Nghiên cứu của Robert Edwards được thực hiện với sự đồng ý của người phụ nữ hiến trứng và người đàn ông hiến tinh trùng.

2) Nghiên cứu của Robert Edwards nhằm mục đích chữa trị bệnh vô sinh, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con.

3) Nghiên cứu của Robert Edwards được thực hiện trên phôi thai ở giai đoạn đầu phát triển, trước khi hình thành hệ thần kinh.

4) Nghiên cứu của Robert Edwards không vi phạm các quy định pháp luật về nghiên cứu sinh học tại thời điểm đó.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Năm 2023, một nhà khoa học đã công bố nghiên cứu của mình về việc tạo ra tế bào gốc đa năng pluripotent (iPSC) từ tế bào da của người già. Nghiên cứu này có tiềm năng mở ra nhiều hướng điều trị mới cho các bệnh thoái hóa như Alzheimer và Parkinson. Tuy nhiên, một số nhà đạo đức học đã lên tiếng lo ngại về những hậu quả tiềm ẩn của nghiên cứu này. Theo em, lý do nào sau đây là vi phạm đạo đức sinh học?

  • A. Nghiên cứu được thực hiện trên tế bào, không liên quan đến con người.
  • B. Nghiên cứu có thể mang lại lợi ích cho y học trong tương lai.
  • C. Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của người hiến tế bào da.
  • D. Nghiên cứu có thể dẫn đến việc tạo ra phôi thai người trong ống nghiệm từ iPSC.

Câu 14: Hormone insulin được dùng để

  • A. làm thể truyền trong kĩ thuật gene.              
  • B. chữa bệnh tiểu đường.
  • C. sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn.         
  • D. điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em. 

Câu 15: Công nghệ di truyền có những ứng dụng nào trong lĩnh vực y học, pháp y?

(1) Sử dụng vi khuẩn E.coli mang gene mã hóa protein insulin của người để sản xuất insulin cho người bệnh tiểu đường.

(2) Tạo ra vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hóa học để trung hòa độc tố, cải tạo môi trường đất.

(3) Ứng dụng công nghệ kháng thể đơn dòng trong chẩn đoán nhanh người mắc bệnh COVID-19.

(4) Ứng dụng kĩ thuật liệu pháp gene để thay thế gene bệnh bằng tổ gene bình thường nhằm điều trị bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp SCID.

  • A. (1), (2).
  • B. (2). (3).
  • C. (3), (4).
  • D. (1), (4).

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là ứng dụng công nghệ di truyền trong an toàn sinh học?

  • A. Ứng dụng để phân tích DNA giúp xác định quan hệ họ hàng hoặc xác định được danh tính nạn nhân/tội phạm.
  • B. Ứng dụng công nghệ kháng thể đơn dòng trong chẩn đoán nhanh người mắc bệnh COVID-19.
  • C. Sử dụng kĩ thuật tổng hợp đoạn mồi để phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh trên vật nuôi, cây trồng và con người.
  • D. Sử dụng kĩ thuật giải trình tự gene thế hệ mới để giải nhanh trình tự gene các virus gây bệnh nguy hiểm như SARS, COVID-19,...         

Câu 17: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của công nghệ di truyền?

  • A. Chuyển gen trừ sâu bệnh từ vi khuẩn vào cây bông, tạo được giống bông kháng sâu bệnh.
  • B. Tạo chuột nhắt chứa hormone sinh trưởng từ chuột cống.
  • C. Tạo cừu biến đổi gene tạo protein người trong sữa.
  • D. Tạo giống nho và dưa hấu tam bội có năng suất cao, không có hạt.

Câu 18: Cho các thành tựu sau: (1) Dâu tam bội; (2) Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người; (3) Dưa hấu không hạt; (5) Chuột nhắt mang gene hormone tăng trưởng GH của chuột cống; (6) Cừu Dolly; (7) Giống lúa chiêm chịu lạnh; (8) Cây pomato. Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ di truyền?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác