Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 12
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 12 Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sắp xếp các nội dung sau đây để hoàn thành quá trình hình thành đặc điểm thích nghi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên:
(1) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi.
(2) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài.
(4) Sự cạnh tranh về khả năng ngụy trang giữa các cá thể mang các kiểu hình khác nhau.
- A. (1) → (2) → (3) → (4).
- B. (3) → (1) → (4) → (2).
C. (2) → (4) → (1) → (3).
- D. (4) → (3) → (2) → (1).
Câu 2: Cho một số giống cây trồng sau đây: (1) Súp lơ trắng; 2) Bắp cải; 3) Cần tây; 4) Su hào; 5) Hành lá. Có bao nhiêu giống cây trồng được tạo ra do chọn lọc nhân tạo từ cây cải dại?
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai về quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa?
- A. Biến dị là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài.
B. Những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất.
- C. Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể.
- D. Các loài được hình thành từ tổ tiên chung.
Câu 4: Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét sai về quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?
1) Đột biến gene và di – nhập gene đều tạo ra vốn gene phong phú cho quần thể.
2) Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gene đều làm nghèo vốn gene quần thể.
3) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
4) Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số allele của quần thể một cách chậm chạp.
5) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele một cách đột ngột.
6) Đột biến làm thay đổi tần số allele chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele nhanh nhất.
A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất?
- A. Tế bào nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
B. Tế bào nhân sơ xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
- C. Tế bào nhân thực xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa sinh học.
- D. Đơn bào nhân thực xuất hiện trước rồi mới tới đa bào nhân thực.
Câu 6: Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Neanderthal:
1) Sống thành bộ lạc.
2) Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
3) Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.
4) Công cụ chủ yếu làm bằng đá thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 7: Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là
- A. đặc tính biến dị và thích nghi của sinh vật.
- B. đặc tính di truyền và thích nghi của sinh vật.
- C. đặc tính biến dị và sinh sản của sinh vật.
D. đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 8: Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là
A. đào thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
- B. đảo thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho con người.
- C. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho sinh vật.
- D. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho con người.
Câu 9: Tiến hóa sinh học là
- A. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của cá thể sinh vật qua các thế hệ tế bào nối tiếp nhau theo thời gian.
B. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
- C. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
- D. quá trình thay đổi đặc trưng của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
Câu 10: Theo Lamarck, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến hóa của sinh giới?
A. Ngoại cảnh.
- B. Biến dị có hại.
- C. Biến dị có lợi.
- D. Vật chất di truyền.
Câu 11: Theo quan điểm của Darwin, nguyên nhân của sự tiến hóa là do
- A. sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính.
- B. tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể.
C. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
- D. tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập tính ở động vật trong thời gian dài.
Câu 12: Người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể là
A. C. Darwin.
- B. J. B. Lamarck.
- C. G. Mendel.
- D. M. Kimura.
Câu 13: Các nhân tố tiến hóa gồm:
- A. đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.
B. đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
- C. đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
- D. đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.
Câu 14: Tiến hóa nhỏ có đặc điểm
- A. quy mô rộng lớn, thời gian địa chất dài.
B. phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
- C. kết quả là hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài.
- D. thường được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu học so sánh, địa lí sinh vật,...
Câu 15: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất qua các giai đoạn:
A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
- B. Tiến hóa hóa học → tiền hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
- C. Tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học.
- D. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
Câu 16: Tế bào nguyên thủy được hình thành trong giai đoạn
- A. tiến hóa tiền hóa học.
- B. tiến hóa hóa học.
C. tiến hóa tiền sinh học.
- D. tiến hóa sinh học.
Câu 17: Trong giai đoạn tiến hóa sinh học, các tế bào nhân sơ đơn giản được hình từ các tế bào nguyên thủy dưới tác động của nhân tố tiến hóa nào?
- A. Đột biến.
- B. Yếu tố ngẫu nhiên.
- C. Di – nhập gene.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 18: Nhóm người nào bắt đầu biết sử dụng lửa trong sinh hoạt?
- A. Vượn người phương nam.
B. Người đứng thẳng.
- C. Người Neanderthal.
- D. Người hiện đại.
Câu 19: Sự phát sinh và tiến hóa của loài người do nhân tố nào quyết định?
- A. Nhân tố sinh học.
B. Nhân tố xã hội.
- C. Nhân tố hóa học.
- D. Nhân tố tôn giáo.
Câu 20: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liệu lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc vì
- A. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
- B. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
- D. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
Câu 21: Giả sử tần số tương đối của các allele ở trong một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến thành 0,7A : 0,3 a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?
- A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới.
- B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số allele a thành A.
- D. Quần thể chuyển từ tự thụ phấn (giao phối cận huyết) sang giao phối ngẫu nhiên.
Câu 22: Cho các nhận xét về hướng tiến hóa của loài người, nhận xét nào sau đây sai?
- A. Tầm vóc cao lớn dần, đi thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, răng xương hàm bớt thô.
B. Vẫn giữ nguyên một số đặc điểm thích nghi của tổ tiên như: vẫn còn xương vành mày.
- C. Công cụ lao động ngày càng phức tạp.
- D. Đời sống xã hội ngày càng phức tạp.
Câu 23: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Nguyên nhân là do
- A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh lục làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
- C. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
- D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
Câu 24: Ở một loài côn trùng, đột biến gene A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đột biến trên có ý nghĩa:
- A. có lợi cho sinh vật và tiến hóa.
- B. có hại cho sinh vật và tiến hóa.
C. có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.
- D. có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.
Câu 25: Xét trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc của 1 gen mã hóa cấu trúc nhóm enzyme dehydrogenase:
Người: ... XGA TGT TGG GTT TGT TGG ...
Tinh tinh: ... XGT TGT TGG GTT TGT TGG ...
Grorila: ... XGT TGT TGG GTT TGT TAT ...
Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTX TGT GAT ...
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau?
1) Người và tinh tinh khác nhau 1 nucleotide trong đoạn polynucleotide.
2) Người và tinh tinh khác nhau tối đa 1 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
3) Người và Gorilla khác nhau 3 nucleotide trong đoạn polynucleotide.
4) Người và Gorilla khác nhau tối đa là 2 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
5) Người và đười ươi khác nhau tối đa 5 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.
6) Trong 3 loài trên, tinh tinh có họ hàng gần với người nhất.
7) Đây là bằng chứng sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
- A. 3.
- B. 4.
C. 5.
- D. 6.
Xem toàn bộ: Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 12
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận