Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 37: Nucleic acid và ứng dụng
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 37: Nucleic acid và ứng dụng Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân từ DNA là
- A. C, H, O, Na, S.
B. C, H, O, N, P.
- C. C, H, O, P.
- D. C, H, N, P, Mg.
Câu 2: Một gene có chiều dài 3570 Å. Số chu kì xoắn của gene là
- A. 210.
- B. 119.
C. 105.
- D. 238.
Câu 3: Có bao nhiêu nội dung đúng về đặc điểm của phân tử DNA?
(1) Có ở tất cả các bào quan trong tế bào.
(2) Được cấu tạo từ bốn loại nucleotide là A, T, G, C.
(3) Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.
(4) Cấu trúc gồm hai mạch polynucleotide chạy song song, ngược chiều nhau và xoắn quanh trục tưởng tượng theo chu kì.
(5) Các nucleotide giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kên kết phosphodiester.
- A. 5.
- B. 4.
C. 3.
- D. 2.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không đúng về chức năng của các loại RNA?
- A. rRNA có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptide đặc biệt tạo thành ribosome.
- B. mRNA chứa thông tin di truyền tổng hợp protein.
- C. tRNA có chức năng vận chuyển các amino acid đến ribosome và thực hiện quá trình tổng hợp protein.
D. rRNA có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptide tạo nên phân tử DNA.
Câu 5: Mạch khuôn của gene có trình tự nucleotide là …–TGCAAGTACT–...
Dựa trên nguyên tắc bổ sung, trình tự các nucleotide của mạch còn lại là
A. …– ACGTTCATGA–...
- B. …– AGCTTCATGA–...
- C. …– ACGTTCTAGA–...
- D. …– ACGTTCATCT–...
Câu 6: Ở DNA mạch kép, số nucleotide loại A luôn bằng số nucleotide loại T vì
A. hai mạch của DNA xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
- B. hai mạch của DNA xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
- C. hai mạch của DNA xoắn kép và A với T là hai loại base lớn.
- D. hai mạch của DNA xoắn kép và A với đều liên kết được với G.
Câu 7: Theo nguyên tắc bổ sung, những trường hợp nào sau đây đúng về số lượng đơn phân trong phân tử DNA?
(1) A + G = T + C;
(2) A = T; G = C;
(3) A + T + G = A + C + T;
(4) A + C + T = G + C + T.
- A. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
- C. (1), (2), (4).
- D. (2), (3), (4).
Câu 8: Tại sao cùng là loài người nhưng những nhóm cư dân ở các khu vực địa lí khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi lại có những đặc điểm đặc trưng khác biệt?
A. Do ảnh hưởng của khí hậu và môi trường sống.
- B. Do sự biến đổi gene di truyền trong mỗi nhóm cư dân.
- C. Do sự tương tác văn hóa với các nền văn hóa khác nhau.
- D. Do việc học hỏi và thích nghi với các phong tục văn hóa đặc trưng của khu vực đó.
Câu 9: Vào ngày X tháng Y năm Z, khi đang lưu thông trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn N (32 tuổi) phát hiện một vật nửa đen, nửa trắng nằm trong bụi rậm ven đường ray xe lửa. Anh N cho hay: "Nghĩ rằng có chuyện không hay nên tôi tiến sát lại thì tá hỏa khi nhìn thấy thi thể một người đang trong quá trình phân hủy. Trên thi thể, người này mặc quần bò đen, áo màu trắng có hoa văn màu tím. Đặc biệt là, thi thể này khác thường vì không có đầu, không có bàn tay, hai bàn chân đã mất."
Ngay sau khi được thông báo về vụ việc, cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Trong lúc này, nhiều người nghi ngờ đây là xác chị H trong một vụ án khá nổi tiếng gần đây nên đã thông báo cho gia đình nạn nhân H. Tuy vậy, lúc đó gia đình chị H chưa thể đưa ra xác nhận vì thi thể đang trong tình trạng phân hủy và bị mất nhiều bộ phận như đầu, bàn chân, bàn tay.
Trong trường hợp trên để nhận diện thi thể đó có phải là chị H hay không, cơ quan điều tra đã làm gì?
- A. Tiếp tục dò tìm các khu vực xung quanh để tìm lại thêm các bộ phận như đầu, bàn chân, bàn tay có trùng khớp với phần thi thể vừa tìm được hay không.
- B. Phân tích mô trong các bộ phân tìm được bằng chỉ số sinh lí, sinh hóa nhằm xác định thời gian các tế bào đã trải qua bao lâu có trùng khớp với ngày nạn nhân bị mất tích.
C. Phân tích chỉ số DNA trong tế bào các bộ phận xem có trùng khớp với người thân trong gia đình nạn nhân hay không.
- D. Không thể xác nhận danh tính nạn nhân phải tạm ngưng điều tra một thời gian chờ vụ án xuất hiện các manh mối mới.
Câu 10: Khi xét nghiệm ADN để nhận lại họ hàng nhiều năm bị thất lạc do chiến tranh, người ta thu được kết quả như hình dưới đây:
Biết rằng, đối tượng 3 (ĐT 3) nhỏ nhất khoảng 10 tuổi, đối tượng 1 (ĐT 1) lớn nhất trên dưới 60 tuổi, 2 đối tượng 2 và 4 (ĐT 2 và ĐT 4) có độ tuổi xấp xỉ nhau khoảng 30 tuổi. Sau khi đọc kết quả này, dịch vụ xét nghiệm ADN trả về cho họ kết quả như hình trên và các kết luận sau:
(1) Cả 4 người đều có quan hệ huyết thống với nhau.
(2) Đối tượng 1 và 2 có quan hệ họ hàng gần hơn đối tượng 3 và 4.
(3) Đối tượng 1 và 2 có quan hệ họ hàng gần hơn đối tượng 2 và 3.
(4) Đối tượng 3 và 4 có quan hệ họ hàng xa nhất.
Tổ hợp nhận định kết luận chính xác là
A. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
- B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng.
- C. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng.
- D. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
Câu 11: Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các
A. nucleotide.
- B. polynucleotide.
- C. deoxyribonucleic acid.
- D. ribonucleic acid.
Câu 12: Bốn loại đơn phân cấu tạo nên DNA có kí hiệu là
- A. A, U, G, C.
B. A, T, G, C.
- C. A, D, R, T.
- D. U, R, D, C.
Câu 13: Acid có trong cấu trúc đơn phân của DNA là
A. phosphoric acid.
- B. hydrochloric acid.
- C. sulfuric acid.
- D. nitric acid.
Câu 14: Mỗi vòng xoắn của phân tử DNA có chứa
- A. 20 cặp nucleotide.
B. 20 nucleotide.
- C. 10 nucleotide.
- D. 30 nucleotide.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây đúng về cấu trúc của phân tử RNA?
- A. Cấu tạo hai mạch xoắn song song.
- B. Cấu tạo bằng hai mạch thẳng song song.
- C. Kích thước và khối lượng lớn hơn so với phân tử DNA.
D. Gồm có bốn loại đơn phân là A, T, G, C.
Câu 16: DNA không có chức năng nào sau đây?
A. Làm khuôn tổng hợp protein.
- B. Lưu trữ thông tin di truyền.
- C. Truyền đạt thông tin di truyền.
- D. Bảo quản thông tin di truyền.
Câu 17: Nucleotide loại nào không có trong cấu trúc của phân tử RNA?
- A. Adenine.
- B. Uracil.
C. Thymine.
- D. Cytosine.
Câu 18: Gene là gì?
A. Gene là một đoạn phân tử DNA mang thông tin di truyền quy định một loại sản phẩm nhất định.
- B. Gene là một đoạn phân tử RNA mang thông tin di truyền quy định một loại sản phẩm nhất định.
- C. Gene là một đoạn phân tử DNA mang thông tin di truyền quy định nhiều loại sản phẩm.
- D. Gene là một đoạn phân tử RNA mang thông tin di truyền quy định nhiều loại sản phẩm.
Câu 19: Chức năng của tRNA là
- A. truyền thông tin về cấu trúc protein đến ribosome.
B. vận chuyển amino acid cho quá trình tổng hợp protein.
- C. tham gia cấu tạo nhân của tế bào.
- D. tham gia cấu tạo màng tế bào.
Câu 20: Cấu trúc nào dưới đây tham gia cấu tạo ribosome?
- A. mRNA.
- B. DNA.
- C. tRNA.
D. rRNA.
Câu 21: Một gene có 2700 nucleotide và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nucleotide của gene. Số lượng từng loại nucleotide của gene là bao nhiêu?
A. A = T = 810 và G = C = 540.
- B. A = T = 1620 và G = C = 1080.
- C. A = T = 405 và G = C = 270.
- D. A = T = 1215 và G = C = 810.
Câu 22: Một gene có 1440 liên kết hydrogen, trong đó số cặp nucleotide loại G - C nhiều gấp 2 lần số cặp T - A. Số lượng từng loại nucleotide của gene là bao nhiêu?
A. A = T = 180 và G = C = 360.
- B. A = T = 150 và G = C = 300.
- C. A = T = 240 và G = C = 360.
- D. A = T = 120 và G = C = 420.
Câu 23: Một gene có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hydrogen. Trên mạch thứ nhất có 15% adenine và 25% cytosine. Số lượng từng loại nucleotide của gene trên mỗi mạch là
- A. A1 = T2 = 100; C1 = G2 = 100; T1 = A2 = 90; G1 = C2 = 150.
B. A1 = T2 = 90; C1 = G2 = 150; T1 = A2 = 260; G1 = C2 = 100.
- C. A1 = T2 = 150; C1 = G2 = 90; T1 = A2 =100; G1 = C2 = 260.
- D. A1 = T2 = 260; C1 = G2 = 100; T1 = A2 = 150; G1 = C2 = 90.
Câu 24: Một phân tử DNA ở sinh vật nhân thực có số nucleotide loại C chiếm 15% tổng số nucleotide. Tỉ lệ số nucleotide loại T trong phân tử DNA này là
A. 35%.
- B. 15%.
- C. 20%.
- D. 25%.
Câu 25: Một gene ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nucleotide là A = T = 600 và G = C = 300. Tổng số liên kết hydrogen của gene là
- A. 1200.
- B. 1500.
- C. 1800.
D. 2100.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận