Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 46: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 46: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng về chọn lọc nhân tạo?
- A. Sự chọn lọc có chủ đích của con người dựa trên những đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Trong một quần thể vật nuôi hoặc cây trồng, sự xuất hiện các biến dị thường có lợi phù hợp với mục đích của con người.
- C. Sự chọn lọc tiến hành trên cùng một đối tượng vật nuôi hoặc cây trồng theo nhiều hướng khác nhau.
- D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.
Câu 2: Cho một số giống cây trồng sau đây: (1) Súp lơ trắng; 2) Bắp cải; 3) Cần tây; 4) Su hào; 5) Hành lá. Có bao nhiêu giống cây trồng được tạo ra do chọn lọc nhân tạo từ cây cải dại?
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 3: Border collie, Berger, Rough collie là những giống chó được con người tạo ra từ loài sói hoang dã nhằm mục đích
A. chăn cừu.
- B. làm cảnh.
- C. đi săn.
- D. giữ nhà.
Câu 4: Sắp xếp các nội dung sau đây để hoàn thành quá trình hình thành đặc điểm thích nghi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên:
(1) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi.
(2) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài.
(4) Sự cạnh tranh về khả năng ngụy trang giữa các cá thể mang các kiểu hình khác nhau.
- A. (1) → (2) → (3) → (4).
- B. (3) → (1) → (4) → (2).
C. (2) → (4) → (1) → (3).
- D. (4) → (3) → (2) → (1).
Câu 5: Ghép các thông tin ở cột A tương ứng với hình ảnh ở cột B để hoàn thành quá trình hình thành đặc điểm màu sắc cánh ở bướm nhờ chọn lọc tự nhiên:
Cột A | Cột B |
1) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể. | a) |
2) Sự cạnh tranh về khả năng ngụy trang giữa các cá thể mang các kiểu hình khác nhau. | b) |
3) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi. | c) |
4) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài. | d) |
- A. 1 - a; 2 - d; 3 - c; 4 - b.
- B. 1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - c.
- C. 1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 - b.
D. 1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - c.
Câu 6: Đối với vi khuẩn tốc độ tiến hóa diễn ra một cách nhanh chóng vì
- A. vi khuẩn có ít gene nên tỉ lệ gene đột biến cao.
B. vi khuẩn sinh sản nhanh và gene đột biến được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
- C. vi khuẩn có kích thước nhỏ, tốc độ trao đổi chất mạnh mẽ nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
- D. vi khuẩn có khả năng thích nghi với mọi môi trường sống.
Câu 7: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liệu lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc vì
- A. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
- B. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
- D. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
Câu 8: Giải thích nào dưới đây không đúng về sự hóa đen của loài bướm Biston betularia tại các vùng công nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX?
- A. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi, nên bướm đen được được chọn lọc tự nhiên giữ lại, thay thế các cá thể bướm trắng.
- B. Trong môi trường không có bụi than, màu đen là biến dị bất lợi bị đào thải.
C. Bụi than của các nhà máy phủ kín lên cơ thể bướm là nguyên nhân tạo ra sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp.
- D. Dạng đen xuất hiện do đột biến gene trội vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng sức sống của bướm.
Câu 9: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Nguyên nhân là do
- A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh lục làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
- C. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
- D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
Câu 10: Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy ra?
A. Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, cá thể có khả năng kháng thuốc sống sót sẽ thay thế dần các cá thể có sức đề kháng kém.
- B. Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
- C. Thuốc diệt muỗi đã tác động tới DNA của muỗi để tạo nên muỗi có gene kháng thuốc.
- D. Thuốc diệt muỗi đồng thời tiêu diệt cả thiên địch của muỗi, không còn thiên địch muỗi sinh sản thuận lợi làm tăng số lượng muỗi.
Câu 11: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu sau:
“... là quá trình con người chủ động làm biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ bằng cách chọn lọc và nhân giống các cá thể mang những … mong muốn.”
- A. Chọn lọc tự nhiên - đặc tính.
- B. Chọn lọc nhân tạo - đặc điểm.
- C. Chọn lọc tự nhiên - đặc điểm.
D. Chọn lọc nhân tạo - đặc tính.
Câu 12: Điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:
“Trong trồng trọt và chăn nuôi, con người đã tiến hành đào thải các cá thể mang …; đồng thời, tích lũy những … phù hợp với mục đích của con người.”
- A. tính trạng xấu hoặc không tốt - tính trạng tốt.
B. biến dị có hại hoặc không có lợi - biến dị có lợi.
- C. tính trạng tốt - tính trạng xấu hoặc không tốt.
- D. biến dị có lợi - biến dị có hại hoặc không có lợi.
Câu 13: Kết quả của sự chọn lọc tiến hành trên cùng một đối tượng vật nuôi hoặc cây trồng theo nhiều hướng khác nhau:
A. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.
- B. tạo ra một giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.
- C. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.
- D. tạo ra một giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.
Câu 14: Quá trình phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể mang các đặc điểm khác nhau trong quần thể được gọi là
- A. chọn lọc nhân tạo.
- B. chọn lọc cá thể.
- C. chọn lọc hàng loạt.
D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 15: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các biến dị có lợi xuất hiện ở một số cá thể được tích lũy dần qua nhiều thế hệ dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi của loài (về cấu tạo, chức năng, màu sắc, tập tính,...), đảm bảo cho sự thích nghi của sinh vật với những điều kiện môi trường sống khác nhau, từ đó, hình thành
- A. giống mới.
- B. nòi mới.
C. loài mới.
- D. quần thể mới.
Câu 16: Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là
- A. đặc tính biến dị và thích nghi của sinh vật.
- B. đặc tính di truyền và thích nghi của sinh vật.
- C. đặc tính biến dị và sinh sản của sinh vật.
D. đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 17: Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là
A. đào thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
- B. đảo thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho con người.
- C. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho sinh vật.
- D. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho con người.
Câu 18: Kết quả của chọn lọc tự nhiên là
- A. sự sống sót và sinh sản của những dạng kém thích nghi nhất.
B. sự sống sót và sinh sản của những dạng thích nghi nhất.
- C. sự sống sót và thích nghi của những dạng sinh sản kém nhất.
- D. sự sống sót và thích nghi của những dạng sinh sản tốt nhất.
Xem toàn bộ: Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 48: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận