Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 38: Đột biến gene

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 38: Đột biến gene Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một gene ở sinh vật nhân thực có tổng số nucleotide là 3000. Số nucleotide loại A chiếm 25% tổng số nucleotide của gene. Gene bị đột biến điểm thay thế cặp G – C bằng cặp A – T. Tổng số liên kết hydrogen của gene sau đột biến là

  • A. 3749.
  • B. 3751.
  • C. 3009.
  • D. 3501.

Câu 2: Một gene có 300 nucleotide, trong đó A = 2G. Nếu gene bị đột biến thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T thì số nucleotide loại G của gene sẽ là

  • A. 1000.
  • B. 501.
  • C. 499.
  • D. 498.

Câu 3: Một gene có tỉ lệ A + T/G + C = 2/3. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gene nhưng tỉ lệ A + T/G + C = 65,2%. Đây là dạng đột biến

  • A. mất một cặp nucleotide.                   
  • B. thay thế cặp G – C bằng cặp A – T.
  • C. thêm một cặp G – C.                         
  • D. thay thế cặp A – T bằng cặp G – C.

Câu 4: Bệnh hay hội chứng nào sau đây do đột biến gene gây ra?

  • A. Down.
  • B. Parkinson.
  • C. Turner.
  • D. Edward.

Câu 5: Đột biến gene có những thành tựu nào sau đây?

(1) Insulin nhân tạo.                              

(2) Dâu tằm tam bội.

(3) Gạo vàng.                                        

(4) Cừu Dolly.

(5) Cừu sản xuất sữa có protein người.  

(6) Giống cây trồng có gene đồng hợp.

  • A. (1), (3), 5).
  • B. (1), (2), (4).
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (4), (5), (6).

Câu 6: Những bệnh nào sau đây do đột biến gene gây ra?

  • A. Hồng cầu hình liềm, động kinh, mù màu, máu khó đông, bạch tạng.
  • B. Ung thư, động kinh, cảm cúm, máu khó đông, hồng cầu hình liềm.
  • C. Bạch tạng, mù màu, cảm lạnh, ung thư, động kinh, máu khó đông.
  • D. Viêm họng, suy thận, động kinh, hồng cầu hình liềm, mụn nhọt.

Câu 7: Gene A có 900 nucleotide loại A, 600 nucleotide loại G bị đột biến thành gene a, gene a có 901 nucleotide loại A và 599 nucleotide loại G. Vậy dạng đột biến trên là

  • A. Thêm một cặp A – T.
  • B. Mất một cặp G – C.
  • C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
  • D. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T.

Câu 8: Một gene ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nucleotide loại G của gene là 600. Sau đột biến, số liên kết hydrogen của gene là 3601. Hãy cho biết gene đã xảy ra dạng đột biến nào?

  • A. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T.
  • B. Thêm một cặp G – C.
  • C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
  • D. Mất một cặp A – T.

Câu 9: Một gen bình thường dài 0,4080 μm, có 3120 liên kết hydrogen, bị đột biến thay thế một cặp nucleotide nhưng không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene. 

Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Số nucleotide từng loại của gene đột biến là A = T = 479, G = C = 721 hoặc A = T = 481, G = C = 710.

(2) Dạng đột biến xảy ra là thay thế một cặp A – T bằng cặp G – C.

(3) Số nucleotide của từng loại gene đột biến là A = T = 480, G = C = 720.

(4) Dạng đột biến xảy ra là thay thế một cặp G – C bằng cặp A – T.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: Gene A có 90 vòng xoắn và có 20% adenine. Một đột biến điểm xảy ra tạo ra allele a, allele bị đột biến ngắn hơn gene ban đầu 0,34 nm và có số liên kết hydrogen ít hơn 2. Số lượng từng loại nucleotide của allele a là

  • A. A = T = 360, G = C = 537.                          
  • B. A = T = 359, G = C = 540.
  • C. A = T = 363, G = C = 540.                          
  • D. A = T = 360, G = C = 543.

Câu 11: Đột biến điểm có các dạng

  • A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
  • B. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
  • C. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.
  • D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.

Câu 12: Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào

  • A. loại đột biến, tổ hợp gene, cường độ đột biến.
  • B. số lượng đột biến, cường độ đột biến, môi trường.
  • C. loại đột biến, tổ hợp gene, môi trường.
  • D. số lượng đột biến, khả năng thích nghi của sinh vật.

Câu 13: Trường hợp gene cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C thì số liên kết hydrogen trong gene sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. Giảm 1.
  • B. Tăng 1.
  • C. Tăng 2.
  • D. Giảm 2.

Câu 14: Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến

  • A. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại.
  • B. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide cùng loại.
  • C. thêm một cặp A – T.
  • D. Mất một cặp G – C.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không đúng về đột biến gene?

  • A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gene có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
  • B. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gene sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
  • C. Đột biến gene là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
  • D. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene?

  • A. Đột biến gene luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gene.
  • B. Đột biến gene là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  • C. Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc vô hại.
  • D. Đột biến gene có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

Câu 17: Đột biến nào sau đây xảy ra trên gene không làm thay đổi số nucleotide của gene nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hydrogen trong gene?

  • A. Mất một cặp nucleotide.
  • B. Thêm một cặp nucleotide.
  • C. Thay cặp nucleotide A – T bằng cặp T – A.
  • D. Thay cặp nucleotide A – T bằng cặp G – C.

Câu 18: Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotide thì chiều dài của gene giảm đi bao nhiêu?

  • A. 3 Å.
  • B. 3,4 Å.
  • C. 6 Å.
  • D. 6,8 Å.

Câu 19: Đột biến dạng thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác

  • A. làm tăng ít nhất 2 liên kết hydrogen.           
  • B. làm giảm tối đa 3 liên kết hydrogen.
  • C. làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hydrogen.
  • D. làm tăng hoặc giảm một số liên kết hydrogen.

Câu 20: Một gene bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gene không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gene trên là

  • A. thay thế một cặp A – T bằng một cắp T – A.
  • B. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
  • C. mất một cặp T – A.
  • D. thêm một cặp T – A.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác