Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 29: Protein

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 29: Protein Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điểm giống nhau giữa amino acid và acetic acid là

  • A. Đều có các nguyên tố C, H, O và phân tử có nhóm –COOH.
  • B. Đều có các nguyên tố C, H, O.
  • C. Đều có các nguyên tố C, H, N.
  • D. Đều có các nguyên tố C, H, N và có phân tử nhóm –COOH.

Câu 2: Đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc base đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là

  • A. Este và nước.
  • B. Hỗn hợp amino acid.
  • C. Chất bay hơi có mùi khét.
  • D. Các acid béo.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
  • B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid giống nhau tạo nên.
  • C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.
  • D. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid tạo nên.

Câu 4: Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

  • A. Sự oxi hóa.
  • B. Sự khử.
  • C. Sự cháy.
  • D. Sự đông tụ.

Câu 5: Hiện tượng xảy ra khi cho giấm vào sữa đậu nành là

  • A. Sữa đậu nành bị vón cục.
  • B. Sữa đậu nành và giấm hòa tan vào nhau.
  • C. Sữa đậu nành chuyển sang đỏ.
  • D. Có bọt khí xuất hiện.

Câu 6: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều

  • A. chất béo.
  • B. chất đường.
  • C. chất bột.
  • D. protein.

Câu 7: Mắt xích trong phân tử protein là

  • A. ethylene.
  • B. amino acid.
  • C. glucose.
  • D. cellulose.

Câu 8: Các phân tử protein đều phải chứa nguyên tố

  • A. carbon, hydrogen.
  • B. carbon, oxygen.
  • C. carbon, hydrogen, oxygen.
  • D. carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen.

Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của protein?

  • A. Có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
  • B. Bị phân hủy bởi nhiệt.
  • C. Bị đông tụ.
  • D. Có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 10: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

  • A. Tinh bột.
  • B. Cellulose.
  • C. Protein.
  • D. Glucose.

Câu 11: Sự khác nhau cơ bản giữa amino acid và acetic acid là

  • A. acetic acid có nhóm COOH.
  • B. trong phân tử amino acid có nguyên tố N.
  • C. amino acid không chứa oxygen.
  • D. amino acid chứa oxygen.

Câu 12: Dấu hiệu để nhận biết protein là

  • A. làm dung dịch iodine đổi màu xanh.
  • B. có phản ứng đông tụ thành chất màu trắng khi đun nóng.
  • C. thủy phân trong dung dịch acid.
  • D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

Câu 13: Trong thành phần cấu tạo phân tử protein ngoài các nguyên tó C, H, O thì nhất thiết phải có

  • A. N.
  • B. Cl.
  • C. Fe.
  • D. S.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
  • B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptide.
  • C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác acid, base hoặc enzyme.
  • D. Protein có thể bị biến tính khi gặp nhiệt độ cao.

Câu 15: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Người ta có thể

  • A. Dùng phản ứng thủy phân.
  • B. Dùng quỳ tím.
  • C. Đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
  • D. Gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

Câu 16: Aminoacid (A) chứa 13,59% N về khối lượng. Công thức phân tử của amino acid là

  • A. C3H7O2N.
  • B. C4H9O2N.
  • C. C5H11O2N.
  • D. C6H13O2N.

Câu 17: Cho các hiện tượng sau:

  1. Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc.
  2. Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua.
  3. Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng.
  4. Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục.

Có mấy hiện tưởng thể hiện sự biến tính của protein?

  • A. 1.    
  • B. 2.
  • C. 3 .   
  • D. 4.

Câu 18: Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccharose, glucose, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

  • A. tinh bột.
  • B. saccharose.
  • C. glucose.
  • D. protein.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(1) Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại...

(2) Khi đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc base, protein bị thủy phân sinh ra các amino acid.

(3) Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành những chất bay hơi và có mùi khét.

(4) Ứng dụng chính của protein là làm thức ăn, ngoài ra protein còn có các ứng dụng khác trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà) …

(5) Dấu hiệu để nhận biết protein là làm dung dịch iodine đổi màu xanh.

Số phát biểu đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 20: Cho 8,9 gam amino acid X có công thức H2NCH(CH3)COOH tác dụng NaOH vừa đủ, khối lượng muối thu được là

  • A. 9,5 gam.
  • B. 12,0 gam.
  • C. 10,0 gam.
  • D. 11,1 gam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác