Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 33: Khai thác nhiên liệu hóa thạch

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 33: Khai thác nhiên liệu hóa thạch Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải lợi ích của nhiên liệu hoá thạch?

  • A. Bảo vệ hệ sinh thái.                                     
  • B. Cung cấp năng lượng.
  • C. Cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp 
  • D. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. 

Câu 2: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

  • A. Dầu mỏ.                                               
  • B. Khí thiên nhiên.
  • C. Ethanol.                                 
  • D. Than đá.

Câu 3: Mất bao lâu để các sinh vật phân rã biến thành nhiên liệu hoá thạch?

  • A. Mười năm.
  • B. Hàng triệu năm.
  • C. Một nghìn năm.
  • D. Hàng trăm năm.

Câu 4: Bằng cách nào ta có thể khai thác nhiên liệu hoá thạch?

  • A. Thu thập trên bề mặt đại dương
  • B. Thông quá trình đốt cháy dưới hầm.
  • C. Qua giếng sâu và hầm mỏ.
  • D. Sử dụng nước đẩy dầu mỏ lên cao.

Câu 5: Trữ lượng nhiên liệu hoá thạch trên thế giới có xu hướng

  • A. nhanh chóng cạn kiệt.
  • B. dần phục hồi.
  • C. giảm nhẹ.
  • D. tăng nhẹ.

Câu 6: Năng lượng hoá thạch ảnh hưởng đến an ninh năng lượng như thế nào?

  • A. năng lượng hoá thạch chiếm phần nhỏ trong nguồn sử dụng năng lượng của con người.
  • B. năng lượng hoá thạch hoàn toàn có thể bị thay thế bởi năng lượng mặt trời, gió,..
  • C. bị phụ thuộc quá nhiều và năng lượng hoá thạch tăng rủi ro về an ninh năng lượng, các nguồn cung cấp có thể bị gián đoạn bởi nhiều lí do.
  • D. năng lượng hoá thạch không ảnh hưởng nhiều đến an ninh năng lượng.

Câu 7: Ta có thể hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng cách

  • A. Đốn cây trên rừng làm nhiên liệu đốt.
  • B. Giảm sử dụng các nhiên liệu tái tạo.
  • C. Giảm sử dụng năng lượng mặt trời, gió,...
  • D. Sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp thay cho ô tô, xe máy cá nhân chạy bằng xăng, dầu.

Câu 8: Ưu điểm của năng lượng hóa thạch là

  • A. Có thể khai thác với khối lượng lớn, dễ vận chuyển.
  • B. Có thể khai thác với khối lượng lớn, không gây hiệu ứng nhà kính.
  • C. Dễ vận chuyển, không gây ô nhiễm môi trường
  • D. Không gây ô nhiễm môi trường, dễ khai thác

Câu 9: Nhược điểm của năng lượng hóa thạch là:

  • A. Khai thác phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
  • B. Thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
  • C. Có tính ổn định thấp.
  • D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp.

Câu 10: Vì sao đốt nhiên liệu hoá thạch lại có hại cho môi trường?

  • A. Vì gây thoái hoá, xói mòn đất. 
  • B. Vì sinh ra thuỷ ngân có hại cho môi trường nước.
  • C. Tạo ra các loại bụi mịn.
  • D. Vì hình thành các khí gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 11: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?

  • A. Đốt cháy khí thiên nhiên.
  • B. Sản xuất vôi sống.
  • C. Hô hấp của người và động vật.
  • D. Quang hợp của cây xanh.

Câu 12: Hiện nay, tại Việt Nam các nhiên liệu hoá thạch 

  • A. có trữ lượng nhỏ.
  • B. bị khai thác dẫn đến cạn kiệt dần.
  • C. có khả năng tự phục hồi.
  • D. không bị hao hụt nhiều.

Câu 13: Nước ta đang sử dụng nguồn nhiên liệu nào thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ môi trường và giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?

  • A. Nhiên liệu sinh học, năng lượng điện gió, mặt trời,...
  • B. Nhiên liệu điện hạt nhân.
  • C. Gỗ rừng.
  • D. Nhiên liệu hydrogen.

Câu 14: Yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất để hình thành nhiên liệu hoá thạch

  • A. Áp suất đè nén.
  • B. sự phân huỷ hợp chất hữu cơ.
  • C. oxi hoá.
  • D. dẫn điện tốt.

Câu 15:  Cho các nhận định sau:

(1) Nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên vô hạn.

(2) Nhiên liệu hoá thạch được tạo ra từ quá trình núi lửa phun trào, dung nham nguội lại.

(3) Mất hàng triệu năm để các sinh vật phân rã biến thành nhiên liệu hoá thạch.

(4) Ưu điểm của năng lượng hóa thạch là có thể khai thác với khối lượng lớn, dễ vận chuyển.

(5) Hiện nay, tại Việt Nam các nhiên liệu hoá thạch bị khai thác dẫn đến cạn kiệt dần.

Số nhận định đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 16: Đốt cháy gỗ, than đá, dầu hỏa với cùng khối lượng, nhiên liệu nào giải phóng ra nhiều nhiệt nhất? Cho biết năng suất tỏa nhiệt (nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy 1 gam chất) của các nhiên liệu đó như sau:

- Gỗ: khoảng 15 – 20 kJ/g.

- Than đá: khoảng 20 – 30 kJ/g.

- Dầu hỏa: khoảng 42 – 45 kJ/g.

  • A. Gỗ.
  • B. Than đá
  • C. Dầu hoả.
  • D. Đều giải phóng lượng nhiệt như nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác