Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 48: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 48: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất. Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giả thuyết Oparin – Haldane đã cho rằng hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường

  • A. tổng hợp hóa học từ CO2 và nước nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại,...
  • B. tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại,...
  • C. tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sinh học.
  • D. tổng hợp hóa học từ CO2 và nước nhờ nguồn năng lượng từ sinh học.

Câu 2: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất qua các giai đoạn:

  • A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
  • B. Tiến hóa hóa học → tiền hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
  • C. Tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học.
  • D. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.

Câu 3: Tiến hóa hóa học là

  • A. giai đoạn tiến hóa hình thành nên các tế bào nguyên thủy.
  • B. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào nguyên thủy thành các tế bào nhân sơ đơn giản.
  • C. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào đơn giản thành các sinh vật.
  • D. giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

Câu 4: Một bản sao tối giản của tế bào sống, được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hóa thành dạng tế bào nhân sơ đơn giản, cổ nhất được gọi là

  • A. tế bào tiền nhân sơ.                                     
  • B. tế bào nhân thực.
  • C. tế bào nguyên thủy.                                     
  • D. tế bào tiền nhân thực.

Câu 5: Các đại phân tử sinh học được hình thành trong giai đoạn

  • A. tiến hóa tiền hóa học.                                  
  • B. tiến hóa hóa học.
  • C. tiến hóa tiền sinh học.                                 
  • D. tiến hóa sinh học.

Câu 6: Tế bào nguyên thủy được hình thành trong giai đoạn 

  • A. tiến hóa tiền hóa học.                                  
  • B. tiến hóa hóa học.
  • C. tiến hóa tiền sinh học.                                 
  • D. tiến hóa sinh học.

Câu 7: Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là

  • A. hình thành nên các tế bào nguyên thủy.      
  • B. hình thành các đại phân tử hữu cơ.
  • C. hình thành nên tế bào nhân sơ.                    
  • D. hình thành nên tế bào nhân thực.

Câu 8: Trong giai đoạn tiến hóa sinh học, các tế bào nhân sơ đơn giản được hình từ các tế bào nguyên thủy dưới tác động của nhân tố tiến hóa nào?

  • A. Đột biến.                                                     
  • B. Yếu tố ngẫu nhiên.
  • C. Di – nhập gene.                                           
  • D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 9: Các nhà khoa học cho rằng tổ tiên của ti thể là

  • A. sinh vật nhân sơ quang hợp.                        
  • B. sinh vật nhân sơ hiếu khí.
  • C. tế bào nhân thực quang hợp.                        
  • D. tế bào nhân thực hiếu khí.

Câu 10: Các nhà khoa học cho rằng tổ tiên của lạp thể là

  • A. sinh vật nhân sơ quang hợp.                        
  • B. sinh vật nhân sơ hiếu khí.
  • C. tế bào nhân sơ cổ.                                       
  • D. tế bào nguyên thủy.

Câu 11: Sự xuất hiện ti thể và lạp thể trong các tế bào nhân thực được giải thích bằng cơ chế

  • A. nội sinh.                                                      
  • B. cộng sinh.
  • C. nội cộng sinh.                                             
  • D. ngoại sinh.

Câu 12: Trong số các sinh vật đa bào, sinh vật nào được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất?

  • A. Thực vật.                                                    
  • B. Động vật.
  • C. Nguyên sinh vật đơn bào.                            
  • D. Nấm.

Câu 13: Trong quá trình hình thành loài người, nhóm người nào sau đây xuất hiện sau cùng?

  • A. Homo Neanderthalensis.                             
  • B. Homo erectus.
  • C. Homo habilis.                                             
  • D. Homo sapiens.

Câu 14: Người khéo léo (Homo habilis) có đặc điểm 

  • A. sống cách đây khoảng 6 - 7 triệu năm, răng nanh nhỏ, bề mặt phẳng.
  • B. sống cách đây khoảng 2 - 3 triệu năm, thân hơi khom về phía trước, biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xưởng để tự vệ và tấn công.
  • C. sống cách đây khoảng 1,6 - 2,0 triệu năm, sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
  • D. sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương, còn biết dùng lửa.

Câu 15: Nhóm người nào sống cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm?

  • A. Vượn người phương nam.                 
  • B. Người đứng thẳng.
  • C. Người Neanderthal.                                    
  • D. Người hiện đại.

Câu 16: Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào?

  • A. Tiến hóa hóa học.                                       
  • B. Tiến hóa tiền sinh học.
  • C. Tiến hóa sinh học.                                       
  • D. Tiến hóa xã hội.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất?

  • A. Tế bào nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
  • B. Tế bào nhân sơ xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
  • C. Tế bào nhân thực xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa sinh học.
  • D. Đơn bào nhân thực xuất hiện trước rồi mới tới đa bào nhân thực.

Câu 18: Ghép các thông tin ở cột A với hình ảnh ở cột B để hoàn thành mô hình phát sinh tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ thông qua giả thuyết nội cộng sinh:

Cột A

Cột B

1) Tế bào nhân sơ tổ tiên

a) 

2) Màng tế bào xảy ra sự gấp nếpb)
3) Nội cộng sinh diễn rac)
4) Tổ tiên của tế bào nhân thựcd)
  • A. 1 - a; 2 - d; 3 - b; 4 - c.                                
  • B. 1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - a.
  • C. 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a.                                
  • D. 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng trôi dạt lục địa?

  • A. Gây nên những cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật.
  • B. Gây nên sự biến đổi mạnh mẽ điều kiện khí hậu.
  • C. Đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của sự phát sinh các loài sinh vật mới.
  • D. Làm thay đổi một cách mạnh mẽ cấu tạo của các loài sinh vật mới.

Câu 20: Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Neanderthal:

1) Sống thành bộ lạc.

2) Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.

3) Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.

4) Công cụ chủ yếu làm bằng đá thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21: Loài nào sau đây được coi là có họ hàng gần gũi nhất với loài người là

  • A. tinh tinh.
  • B. vượn.
  • C. đười ươi.
  • D. khỉ gorilla.

Câu 22: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hình thành dáng đứng thẳng là

  • A. giải phóng đôi tay cho việc cầm nắm.
  • B. tạo điều kiện cho việc hình thành ngôn ngữ.
  • C. thích nghi với việc chạy và rượt đuổi kẻ thù bằng hai chi sau.
  • D. điều chỉnh lại hệ cột sống hình chữ S giúp hạn chế những tổn thương có thể xảy ra.

Câu 23: Cho các nhận xét về hướng tiến hóa của loài người, nhận xét nào sau đây sai?

  • A. Tầm vóc cao lớn dần, đi thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, răng xương hàm bớt thô.
  • B. Vẫn giữ nguyên một số đặc điểm thích nghi của tổ tiên như: vẫn còn xương vành mày.
  • C. Công cụ lao động ngày càng phức tạp.
  • D. Đời sống xã hội ngày càng phức tạp.

Câu 24: Cho sơ đồ và các nhận xét sau:

 

1) Số (1) còn gọi là người đứng thẳng.

2) Số (3) còn gọi là người khéo léo.

3) Số (3) đã biết sử dụng các công cụ chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

4) Số (4) không là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay.

5) Số (3) đã biết sử dụng tiếng nói, họ sống thành bộ lạc và có văn hóa phức tạp.

6) Số (2) có dáng đứng thẳng và giải phóng hai chi trước.

Có bao nhiêu nhận xét không đúng?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 25: Xét trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc của 1 gen mã hóa cấu trúc nhóm enzyme dehydrogenase:

Người:          ... XGA TGT TGG GTT TGT TGG ...

Tinh tinh:     ... XGT TGT TGG GTT TGT TGG ...

Grorila:        ... XGT TGT TGG GTT TGT TAT ...

Đười ươi:     ... TGT TGG TGG GTX TGT GAT ...

Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau?

1) Người và tinh tinh khác nhau 1 nucleotide trong đoạn polynucleotide.

2) Người và tinh tinh khác nhau tối đa 1 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.

3) Người và Gorilla khác nhau 3 nucleotide trong đoạn polynucleotide.

4) Người và Gorilla khác nhau tối đa là 2 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.

5) Người và đười ươi khác nhau tối đa 5 amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra từ gene trên.

6) Trong 3 loài trên, tinh tinh có họ hàng gần với người nhất.

7) Đây là bằng chứng sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác