Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở người, trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm phân I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra?

  • A. Hội chứng Đao.                                          
  • B. Hội chứng Turner.
  • C. Hội chứng Siêu nữ.                                     
  • D. Hội chứng Klinefelter.

Câu 2: Những ví dụ nào sau đây chứng minh sự xác định giới tính ở sinh vật còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài?

(1) Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái gây biến đổi kiểu hình thành giới đực.

(2) Cho cá tầm con ăn thức ăn trộn với hormone estradiol để thay đổi giới tính cá tầm thành cá cái.

(3) Sử dụng ánh sáng xanh để sàng lọc trứng gà mang giống đực và giống cái.

(4) Ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện từ 26 đến 28℃ sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32℃ sẽ nở thành con cái.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Người ta gọi bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ở nam giới vì

  • A. bệnh gây ra do đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể Y.
  • B. bệnh gây ra do đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể X.
  • C. gene trên X không có allele tương ứng với các gene trên.
  • D. bệnh gây ra do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X.

Câu 4: Ở người, tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y không có allele trên X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh ra con bị tật dính ngón tay. Người con trai này đã nhận gene gây tật dính ngón từ

  • A. bố.
  • B. mẹ.
  • C. ông ngoại.
  • D. bà nội.

Câu 5: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 25% quả vàng, nhăn : 50% quả vàng, trơn : 25% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả trơn, b: quả nhăn.

  • A. × .                                                       
  • B. × .
  • C. × .                                                       
  • D. × .

Câu 6: Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.

(2) Bộ NST lưỡng bội của loài này là 2n = 8.

(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử DNA thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.

(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) → (d) → (c) → (e).

(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 7: Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng DNA trong một tế bào sinh vật nhân thực 2n trải qua một quá trình phân bào nào đó.

Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(a) Đây là quá trình phân bào giảm nhiễm.

(b) Giai đoạn I và II thuộc kì trung gian của giảm phân I.

(c) Toàn bộ giai đoạn II thuộc kì trung gian.

(d) Đầu giai đoạn III, NST đang ở trạng thái kép.

(e) Đầu giai đoạn IV, NST ở dạng sợi mảnh đồng thời có sự co ngắn, dãn xoắn.

(f) Cuối giai đoạn VI, trong tế bào có 2n NST đơn.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 8: Nhờ sự trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể trong kì đầu của giảm phân I, sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể trong giảm phân II đã tạo nên

  • A. các loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • B. các loại hợp tử giống nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • C. các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • D. các loại giao tử giống nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 9: Đâu là ứng dụng của giảm phân trong thực tiễn?

  • A. Nuôi cấy tế bào, mô, cơ quan của động vật và người.
  • B. Lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp ở các giống cây trồng, vật nuôi.
  • C. Nhân nhanh các giống cây trồng có đặc tính tốt.
  • D. Tạo giống côn trùng bất thụ để thực hiện kiểm soát sinh học.

Câu 10: Dựa vào đâu các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể là cơ sở cho sự di truyền của các gene?

  • A. Nhờ việc xác định được vị trí của NST trong tế bào cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân.
  • B. Nhờ việc xác định được vị trí của NST trong tế bào cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân và giảm phân.
  • C. Nhờ việc xác định được vị trí của gene trên NST cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân và giảm phân.
  • D. Nhờ việc xác định được vị trí của gene trên NST cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân.

Câu 11: Trong tế bào, các nhiễm sắc thể được chia thành hai loại:

  • A. nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. 
  • B. nhiễm sắc thể lưỡng bội và nhiễm sắc thể đơn bội.
  • C. nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể đơn bội.
  • D. nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể lưỡng bội.

Câu 12: Nhiễm sắc thể thường có đặc điểm

  • A. mang các gene quy định tính trạng giới tính, tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.
  • B. mang các gene quy định tính trạng thường, tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.
  • C. mang các gene quy định tính trạng giới tính, tồn tại thành từng cặp không tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.
  • D. mang các gene quy định tính trạng thường, tồn tại thành từng cặp không tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.

Câu 13: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ

  • A. sự nhân đôi của tế bào chất.                        
  • B. sự nhân đôi của NST đơn.
  • C. sự nhân đôi của nhiễm sắc tử.                     
  • D. sự nhân đôi của DNA.

Câu 14: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 15: Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kì sau là

  • A. 14.
  • B. 28.
  • C. 7.
  • D. 42.

Câu 16: Trong quá trình phân chia nhân, thoi phân bào có vai trò gì?

  • A. Giúp nhiễm sắc thể di chuyển đến mặt phẳng xích đạo của tế bào.
  • B. Giúp nhiễm sắc thể di chuyển về một cực của tế bào trong quá trình phân bào.
  • C. Giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
  • D. Giúp cố định nhiễm sắc thể ở bên trong nhân tế bào.

Câu 17: Cho các nội dung sau:

(1) Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính. 

(2) Duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ.

(3) Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

(4) Thay thế tế bào già hoặc bị tổn thương, tái sinh các mô và cơ quan của cơ thể.

(5) Tạo nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Có bao nhiêu nội dung đúng về ý nghĩa của nguyên phân?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 18: Ứng dụng nguyên phân vào các phương pháp nhân giống vô tính nhằm mục đích gì?

(1) Nhân nhanh các giống cây trồng có đặc tính tốt.

(2) Tạo ưu thế lai các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

(3) Nuôi cấy tế bào, mô, cơ quan của động vật và người để phục vụ cho nghiên cứu và y học.

(4) Tạo giống cây trồng có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 19: Ứng dụng nào sau đây dựa trên cơ sở tế bào học của quá trình nguyên phân?

  • A. Sử dụng ethylene để kích thích quá trình chín của quả.
  • B. Tạo giống gạo ST25 có khả năng chịu mặn, chống bệnh tốt, chất lượng gạo ngon.
  • C. Tạo cây ngô hạt tím dẻo, bắp to bằng phương pháp lai giữa cây ngô tím hạt ngọt, bắp to với cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng.
  • D. Nuôi cấy hạt phấn để cho số lượng lớn cây hoa màu.

Câu 20: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Hỏi tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 8.
  • D. 16.

Câu 21: Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ NST trong một tế bào người ta thấy có 4 cặp NST đang bắt chéo với nhau. Hỏi tế bào quan sát đang ở kì nào?

  • A. Kì giữa của nguyên phân.                           
  • B. Kì đầu của nguyên phân.
  • C. Kì giữa của giảm phân I.                             
  • D. Kì đầu của giảm phân I.

Câu 22: Trong giảm phân, từ 1 tế bào (2n) có thể tạo ra 4 tế bào con vì

  • A. quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào.
  • B. có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân.
  • C. trong giảm phân NST đã nhân đôi hai lần.
  • D. kì giữa của lần phân bào I các NST kép xếp thành 2 hàng.

Câu 23: Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của quá trình giảm phân?

  • A. Ngô CP 511.                                               
  • B. Bò thịt cao sản BBB.
  • C. Lúa gạo vàng.                                             
  • D. Lúa mì HD 2985.

Câu 24: Để phát hiện hiện tượng liên kết gene, Morgan đã sử dụng

  • A. phép lai phân tích ruồi giấm đực F1.
  • B. phép lai giữa ruồi giấm đực F1 với ruồi giấm cái F1.
  • C. phép lai phân tích ruồi giấm cái F1.
  • D. phép lai ruồi giấm cái F1 với ruồi giấm cái trội hai tính trạng.

Câu 25: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết?

  • A. Các gene có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau.
  • B. Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gene.
  • C. Chỉ có một cặp nhiễm sắc thể giới tính.
  • D. Số lượng NST khác nhau tùy từng loài.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác