Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của DNA?

  • A. Là một bào quan trong tế bào.
  • B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật.
  • C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.
  • D. Đơn phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa DNA và RNA?

  • A. DNA thường gồm có 1 chuỗi polynucleotide, còn RNA thường gồm có 2 chuỗi polynucleotide.
  • B. Đường cấu tạo nên nucleotide của DNA là ribose, còn đường cấu tạo nên nucleotide của RNA là deoxyribose.
  • C. Base cấu tạo nên nucleotide của DNA là A, T, G, X, còn base cấu tạo nên nucleotide của RNA là A, U, G, X.
  • D. DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, còn RNA không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Câu 3: Gene là một đoạn của phân tử DNA

  • A. Mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử RNA.
  • B. Mang thông tin di truyền của các loài.
  • C. Mang thông tin cấu trúc của phân tử protein.
  • D. Chứa các bộ 3 mã hoá các amino acid.

Câu 4: Nucleotide – đơn phân của nucleic acid có cấu tạo gồm 3 thành phần là

  • A. gốc phosphate, đường pentose, nitrogenous base.
  • B. gốc phosphate, đường ribose, nitrogenous base.
  • C. gốc phosphate, đường deoxyribose, nitrogenous base.
  • D. gốc phosphate, đường glucose, nitrogenous base.

Câu 5: Điều gì quyết định mã hoặc thông tin của phân tử DNA?

  • A. cấu trúc của nitrogenous base.
  • B. trình tự sắp xếp của các nitrogenous base.
  • C. màu của nitrogenous base.
  • D. số lượng nitrogenous base.

Câu 6: DNA được truyền từ _________ sang con cái của họ trong quá trình ___________

  • A. cha mẹ, thừa kế.
  • B. bố mẹ, thụ tinh.
  • C. anh chị em, nguyên phân.
  • D. bố mẹ, mang thai.

Câu 7: Tại sao DNA được gọi là vật chất di truyền chủ yếu trong sinh giới?

  • A. Vì DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
  • B. Vì DNA có chức năng cung cấp và dự trữ năng lượng cho các hoạt động sống.
  • C. Vì DNA có chức năng xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng sinh hóa.
  • D. Vì DNA có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn.

Câu 8: Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ gen?

  • A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.
  • B. Tạo giống cây trồng biến đổi gene.
  • C. Nhân bản vô tính ở động vật.
  • D. Tạo động vật biến đổi gene.

Câu 9: DNA quyết định điều gì?

  • A. đặc điểm của sinh vật.
  • B. đặc điểm của vật không sống.
  • C. tổ chức sinh vật.
  • D. không cố gắng.

Câu 10: Khi nói về nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?

(1) Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA sẽ có chiều ngược nhau.

(2) Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base.

(3) rRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide.

(4) Hai mạch polynucleotide của phân tử DNA xoắn theo chiều từ phải sang trái quanh trục phân tử.

(5) Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt một cách chính xác qua các thế hệ là nhờ nguyên tắc bổ sung.

  •  A. 4.
  •  B. 3.
  •  C. 2.
  •  D. 1.

Câu 11: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là:

  • A. A, U, G, C.
  • B. A, T, G, C.
  • C. A, D, R, T.
  • D. U, R, D, C.

Câu 12: DNA có cấu trúc như thế nào?

  • A. xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide xoắn trái song song và ngược chiều.
  • B. xoắn đơn gồm một mạch polynucleotide xoắn phải song song và cùng chiều.
  • C. xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide xoắn phải song song và ngược chiều.
  • D. xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide xoắn trái song song và cùng chiều.

Câu 13: Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết

  • A. hydrogene.
  • B. van der waals.
  • C. Phosphodiester.
  • D. cộng hoá trị.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác