Tắt QC

Trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xác suất của biến cố A, kí hiệu là:

  • A. P(A)
  • B. P(B)
  • C. P(C)
  • D. P(D)

Câu 2: Lớp 10A có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Thầy giáo có bao nhiêu cách chọn ra hai học sinh một nam, một nữ để thi đấu cầu lông đôi nam nữ.

  • A. 20;
  • B. 35;
  • C. 300;
  • D. 45.

Câu 3: Một bàn dài có 2 dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy gồm có 5 ghế. Người ta muốn xếp chỗ ngồi cho 5 học sinh trường A và 5 học sinh trường B vào bàn nói trên. Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi để bất kì 2 học sinh nào ngồi đối diện thì khác trường nhau.

  • A. 450610;
  • B. 432500;
  • C. 460500;
  • D. 460800.

Câu 4: Ba nhóm học sinh gồm 5 người, 10 người và 15 người. Khối lượng trung bình của mỗi nhóm lần lượt là 48 kg, 45kg và 40 kg. Khối lượng trung bình của 3 nhóm học sinh là:

  • A. 42kg;
  • B. 64,5kg;
  • C. 44,3kg;
  • D. 43kg.

Câu 5: Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 8 lập được bao nhiêu số có ba chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 2 và 3

  • A. 35;
  • B. 52;
  • C. 32;
  • D. 48.

Câu 6: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm A(a; 0) và B(0; b)?

  • A. (a; – b);
  • B. (a; b);
  • C. (– b; a);
  • D. (b; a).

Câu 7: Gieo một xúc xắc 2 lần . Biến cố A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất 1 mặt 6 chấm

  • A. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6)};
  • B. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6)};
  • C. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6), (6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)};
  • D. A = {(6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)}.

Câu 8: Một hộp có 3 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp. Không gian mẫu của phép thử đó là:

  • A. {1;2;3}
  • B. {1;2}
  • C. {1}
  • D. {1;3}

Câu 9: Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau:

200 240 220 210 225 235 225 270 250 280.

  • A. 80;
  • B. 20;
  • C. 30;
  • D. 10.

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Trong đo đạc và tính toán, ta thường chỉ nhận được số gần đúng.
  • B. Trong đo đạc và tính toán, ta thường nhận được số đúng chính xác
  • C. Trong đo đạc và tính toán, ta thường chỉ nhận được số sai hoàn toàn
  • D. Trong đo đạc và tính toán, ta không thể nhận được số gần đúng

Câu 11: Xếp ngẫu nhiên 3 bạn nam và 4 bạn nữ ngồi vào bảy ghế kê theo hàng ngang. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho 3 bạn nam ngồi cạnh nhau?

  • A. 720;
  • B. 1440;
  • C. 288;
  • D. 240.

Câu 12: Một trường THPT có 10 lớp 12, mỗi lớp cử 3 bạn học sinh tham gia thi vẽ tranh cổ động. Các lớp tiến hành bắt tay giao lưu với nhau( các học sinh cùng lớp không bắt tay với nhau). Tính số lần bắt tay của các học sinh với nhau, biết rằng hai học sinh khác nhau ở hai lớp khác nhau chỉ bắt tay đúng 1 lần.

  • A. 405;
  • B. 435;
  • C. 30;
  • D. 45.

Câu 13: Phương trình đường thẳng cắt hai trục tọa độ tại A(– 2 ; 0) và B(0 ; 4) là:

  • A. 2x – 3y + 2 = 0;
  • B. 4x – 2y + 8 = 0;
  • C. 3x – 3y – 6 = 0;
  • D. 2x – 3y – 5 = 0.

Câu 14: Gieo một con xúc xắc. Xác suất để số chấm xuất hiện là số chẵn là:

  • A. 0,2;
  • B. 0,3;
  • C. 0,4;
  • D. 0,5.

Câu 15: Cho số gần đúng a = 23748023 với độ chính xác d = 101. Hãy viết số quy tròn của số a.

  • A. 23749000;
  • B. 23748000;
  • C. 23746000;
  • D. 23747000.

Câu 16: Gieo một đồng tiền và 1 con xúc xắc . Số phần tử của không gian mẫu là.

  • A. 24;
  • B. 12;
  • C. 6;
  • D. 8.

Câu 17: Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C):x$^{2}$+y$^{2}$=16 là:

  • A. I (0; 0), R = 9;
  • B. I (0; 0), R = 81;
  • C. I (1; 1), R = 3;
  • D. I (0; 0), R = 4;

Câu 18: Một hộp có 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ, 1 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 2 viên bi trong hộp (sau khi chọn mỗi viên lại thả lại vào hộp). Không gian mẫu là:

  • A. {XĐ; XV; ĐX; ĐV; VX; VĐ}
  • B. {XX; XĐ; XV; ĐX; ĐV; VX; VĐ}
  • C. {XĐ; XV; ĐV; ĐX; VX; VĐ; XX; VV; ĐĐ}
  • D. {XĐ; XV}

Câu 19: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có A (3; 5), B (1; 2), C (5; 2). Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC.

  • A. G (–3; –3);
  • B. G($\frac{9}{2};\frac{9}{2}$)
  • C. G (9; 9) ;
  • D. G (3; 3).

Câu 20: Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm được ghi lại trong bảng sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

16

20

24

28

30

30

29

25

25

20

18

16

Tìm khoảng tứ phân vị của bảng số liệu trên.

  • A. 19,5;
  • B. 28,5;
  • C. 24,5;
  • D. 19.

Câu 21: Tiền lương hàng tháng của 7 nhân viên trong một công ty du lịch lần lượt là: 6,5; 8,4; 6,9; 7,2; 2,5; 6,7; 3,0. (đơn vị: triệu đồng). Khoảng biến thiên của dãy số liệu thống kê trên bằng:

  • A. 5.8
  • B. 6
  • C. 5.9
  • D. 5.7

Câu 22: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm A(– 3; 2) và B(1; 4).

  • A. (1; 3);
  • B. (2; 1);
  • C. (1; 3);
  • D. (3; 1).

Câu 23: Số hạng chứa x$^{4}$ trong khai triển biểu thức (2x + 3)$^{5}$ là:

  • A. 32x$^{4}$;
  • B.240x$^{4}$;
  • C. 720;
  • D. 240.

Câu 24: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có A (6 ; 1), B ( –3 ; 5) và trọng tâm G (–1 ; 1). Tìm tọa độ đỉnh C?

  • A. (6 ; –3) ;
  • B. (–6 ; 3) ;
  • C. (–6 ; –3) ;
  • D. (–3 ; 6).

Câu 25: Một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng x = 43m ± 0,5m và chiều dài y = 63m ± 0,5m. Tính chu vi P của miếng đất đã cho.

  • A. P = 212m ± 4m;
  • B. P = 212m ± 2m;
  • C. P = 212m ± 0,5m;
  • D. P = 212m ± 1m.

Câu 26: Cho A (2; –4), B (–5; 3). Tìm tọa độ của $\overrightarrow{AB}$

  • A. (7; –7);
  • B. (–7; 7);
  • C. (9; –5);
  • D. (1; –5).

Câu 27: Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm A(2 ; –1) và B(2 ; 5) là:

  • A. x + 2y – 1 = 0 ;
  • B. 2x – 7y + 5 = 0 ;
  • C. 2x + 2 = 0 ;
  • D. x – 2 = 0.

Câu 28: Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của biến cố A :” 4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”

  • A. n(A) = 7366;
  • B. n(A) = 7563;
  • C. n(A) = 7566;
  • D. n(A) = 7568.

Câu 29: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(1; –1), B(2; 4). Để tứ giác OBMA là hình bình hành thì tọa độ M là:

  • A. M(–3; –3);
  • B. M(3; –3);
  • C. M(3; 3);
  • D. M(–3; 3).

Câu 30: Điều tra về số con của 40 hộ gia đình trong một tổ dân phố, với mẫu số liệu như sau:

2    4    3    2    0    2    2   3    5    1    1    1    4    2    5    2    2    3    4    1    3    4   1    3    2    2    0    1   0   3   2    5    6   2    0    1    1    3    0    1    2    3    5

Hãy tìm mốt của mẫu số liệu trên.

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 0.

Câu 31: Phương trình tiếp tuyến d của đường tròn $(C):x^{2}+y^{2}-3x-y=0$ tại điểm N(1; – 1) là:

  • A. d: x + 3y – 2 = 0;
  • B. d: x – 3y + 4 = 0;
  • C. d: x – 3y – 4 = 0;
  • D. d: x + 3y + 2 = 0.

Câu 32: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có A (– 2 + x ; 2), B (3 ; 5 + 2y), C(x ; 3 – y). Tìm tổng 2x + y với x, y để O (0 ; 0) là trọng tâm tam giác ABC?

  • A. – 7;
  • B. – 2 ;
  • C. – 11;
  • D. $-\frac{21}{10}$

Câu 33: Sản lượng lúa (đơn vị là tạ) của 11 thửa ruộng thí nghiệm có cùng diện tích lần lượt là: 20; 19; 17; 21; 24; 22; 23; 16; 11; 25; 23. Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên là:

  • A. 3.842
  • B. 2.282
  • C. 3.941
  • D. 3.942

Câu 34: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(4; – 1), B (7; 8). Tọa độ của điểm C là điểm đối xứng của A qua B là:

  • A. C(–4; 1);
  • B. C(4; –1);
  • C. C(–10; –17);
  • D. C(10; 17).

Câu 35: Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm được ghi lại trong bảng sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

16

20

24

28

30

30

29

25

25

20

18

16

Tìm khoảng tứ phân vị của bảng số liệu trên.

  • A. 19,5;
  • B. 28,5;
  • C. 24,5;
  • D. 19.

Câu 36: Trong hệ trục tọa độ M(1; 1), N (– 1; 1), tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng MN là :

  • A. (0; 1) ;
  • B. (1; – 1);
  • C. (– 2; 2);
  • D. (1; 1).

Câu 37: Gieo một đồng xu ba lần liên tiếp. Biến cố B: “Ba đồng xu đều xuất hiện mặt ngửa”. Vậy B = ?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. {NNN}
  • D. {NNS; NNN; SNN; SNS}

Câu 38: Cho đường thẳng d: x – 2y + 1 = 0. Nếu đường thẳng ∆ đi qua điểm M(1; –1) và ∆ song song với d thì ∆ có phương trình:

  • A. x – 2y – 3 = 0;
  • B. x – 2y + 5 = 0;
  • C. x – 2y + 3 = 0;
  • D. x + 2y + 1 = 0.

Câu 39: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C):(x–3)$^{2}$+(y+1)$^{2}$=5, biết tiếp tuyến song song với đường thẳng d: 2x + y + 7 = 0.

  • A. 2x + y + 1 = 0 hoặc 2x + y – 1 = 0;
  • B. 2x + y = 0 hoặc 2x + y – 10 = 0;
  • C. 2x + y + 10 = 0 hoặc 2x + y – 10 = 0;
  • D. 2x + y = 0 hoặc 2x + y + 10 = 0.

Câu 40: Elip (E): $\frac{x^{2}}{16}+y^{2}=4$ có tổng độ dài trục lớn và trục bé bằng:

  • A. 5;
  • B. 10;
  • C. 20;
  • D. 40.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác