Tắt QC

Trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Viết tập hợp Ω là không gian mẫu trong trò chơi tung đồng xu hai lần liên tiếp.

  • A. Ω = {SS; SN; NS; NN};
  • B. Ω = {SS; SN; NS };
  • C. Ω = {SS; NS; NN};
  • D. Ω = {SS; SN; NN}.

Câu 2: Gieo một con xúc xắc. Gọi K là biến cố số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố. Hãy xác định biến cố K.

  • A. K = {1; 2; 3; 5};
  • B. K = {2; 3; 5};
  • C. K = {3; 5};
  • D. K = {2; 3; 5; 7}.

Câu 3: Một trường THPT có 10 lớp 12, mỗi lớp cử 3 bạn học sinh tham gia thi vẽ tranh cổ động. Các lớp tiến hành bắt tay giao lưu với nhau( các học sinh cùng lớp không bắt tay với nhau). Tính số lần bắt tay của các học sinh với nhau, biết rằng hai học sinh khác nhau ở hai lớp khác nhau chỉ bắt tay đúng 1 lần.

  • A. 405;
  • B. 435;
  • C. 30;
  • D. 45.

Câu 4: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có A (1; 1), B (-2; -2), C (7; 7) Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. A, B, C thẳng hàng ;
  • B. B ở giữa hai điểm A và C ;
  • C. A ở giữa hai điểm B và C ;
  • D. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}$ cùng hướng.

Câu 5: Gieo một con xúc xắc. Gọi K là biến cố số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố. Hãy xác định biến cố K.

  • A. K = {1; 2; 3; 5};
  • B. K = {2; 3; 5};
  • C. K = {3; 5};
  • D. K = {2; 3; 5; 7}.

Câu 6: Cho parabol (P) có phương trình chính tắc là y2=2px, với p > 0. Khi đó khẳng định nào sau đây sai?

  • A. Tọa độ tiêu điểm F$(\frac{p}{2};0)$
  • B. Phương trình đường chuẩn Δ: $x+\frac{p}{2}=0$
  • C. Trục đối xứng của parabol là trục Oy.
  • D. Parabol nằm về bên phải trục Oy.

Câu 7: Trong không gian cho 2n điểm phân biệt n ∈ ℕ; n ≥ 3, trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng và trong 2n điểm đó có đúng n điểm cùng nằm trên mặt phẳng. Biết rằng có đúng 505 mặt phẳng phân biệt được tạo thành từ 2n điểm đã cho. Tìm n?

  • A.n = 9;
  • B.n = 7;
  • C. Không có n thỏa mãn;
  • D.n = 8.

Câu 8: Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có bốn chữ số?

  • A. 720;
  • B. 2401;
  • C. 1176;
  • D. 2058.

Câu 9: Sản lượng lúa (đơn vị là tạ) của 11 thửa ruộng thí nghiệm có cùng diện tích lần lượt là: 20; 19; 17; 21; 24; 22; 23; 16; 11; 25; 23. Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên là:

  • A. 3.842
  • B. 2.282
  • C. 3.941
  • D. 3.942

Câu 10: Quy tròn số 3,1234567 đến hàng phần nghìn. Số gần đúng nhận được là:

  • A. 3.124
  • B. 3.123
  • C. 3.12
  • D. 3.1235

Câu 11: Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng: d1: 3x – 2y – 3 = 0 và d2: 6x – 2y – 8 = 0

  • A. Trùng nhau;
  • B. Song song;
  • C. Vuông góc với nhau;
  • D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau.

Câu 12: Trong một giải cờ vua gồm nam và nữ vận động viên. Mỗi vận động viên phải chơi hai ván với mỗi động viên còn lại. Cho biết có 2 vận động viên nữ và cho biết số ván các vận động viên chơi nam chơi với nhau hơn số ván họ chơi với hai vận động viên nữ là 84. Hỏi số ván tất cả các vận động viên đã chơi?

  • A.168;
  • B.156;
  • C.132;
  • D.182.

Câu 13: Elip $(E): \frac{4}{x^{2}}+\frac{16}{y^{2}}=1$ có độ dài trục bé bằng:

  • A. 2;
  • B. 4;
  • C. 1;
  • D. 12

Câu 14: Gieo một con xúc xắc. Gọi K là biến cố số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố. Hãy xác định biến cố K.

  • A. K = {1; 2; 3; 5};
  • B. K = {2; 3; 5};
  • C. K = {3; 5};
  • D. K = {2; 3; 5; 7}.

Câu 15: Xếp 6 người A, B, C, D, E, F thành một hàng dọc. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nếu A đứng đầu hàng

  • A. 120;
  • B. 48;
  • C. 720;
  • D. 240.

Câu 16: Gieo một xúc xắc 2 lần. Biến cố A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất 1 mặt 6 chấm

  • A. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6)};
  • B. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6)};
  • C. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6), (6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)};
  • D. A = {(6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)}.

Câu 17: Người ta thống kê cân nặng của 10 học sinh theo thứ tự tăng dần. Số trung vị của mẫu số liệu trên là:

  • A. Khối lượng của học sinh thứ 5;
  • B. Khối lượng của học sinh thứ 6;
  • C. Không tìm được trung vị;
  • D. Số trung bình cộng khối lượng của học sinh thứ 5 và thứ 6.

Câu 18: Đo độ cao một ngọn cây là h = 347,13m ± 0,2m. Hãy viết số quy tròn của số gần đúng 347,13.

  • A. 345;
  • B. 347;
  • C. 348;
  • D. 346.

Câu 19: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm A(a; 0) và B(0; b)?

  • A. (a; – b);
  • B. (a; b);
  • C. (– b; a);
  • D. (b; a).

Câu 20: Trong một buổi hoà nhạc, có các ban nhạc của các trường đại học từ Huế, Đà Nằng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt tham dự. Tìm số cách xếp đặt thứ tự để các ban nhạc Nha Trang sẽ biểu diễn đầu tiên.

  • A. 4;
  • B. 20;
  • C. 24;
  • D. 120.

Câu 21: Một lớp học có 30 học sinh gồm có nam và nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh để tham gia hoạt động của Đoàn trường.Xác suất chọn được 2 nam và 1 nữ là $\frac{12}{29}$. Tính số học sinh nữ của lớp.

  • A. 16;
  • B. 14;
  • C. 13;
  • D. 17.

Câu 22: Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng $d_{1}: \frac{x}{3}-\frac{y}{4}$ và d2: 3x + 4y – 8 = 0.

  • A. Trùng nhau;
  • B. Song song;
  • C. Vuông góc với nhau;
  • D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau.

Câu 23: Hệ số của x$^{2}$ trong khai triển (x + 1)$^{5}$ là:

  • A. 10
  • B. 15
  • C. 30
  • D. 45

Câu 24: Phương trình đường thẳng ∆ đi qua A(–3; 4) và vuông góc với đường thẳng d: 3x + 4y – 12 = 0 là:

  • A. 3x – 4y + 24 = 0;
  • B. 4x – 3y + 24 = 0;
  • C. 3x – 4y – 24 = 0;
  • D. 4x – 3y – 24 = 0.

Câu 25: Một đội gồm 5 nam và 8 nữ. Lập một nhóm 4 người đi thi thể thao, số phần tử của biến cố A: “đội thi thể thao có 2 nữ, 2 nam” là:

  • A. 28
  • B. 270
  • C. 280
  • D. 10

Câu 26: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm M(a; b)?

  • A. (– a; – b);
  • B. (a; b);
  • C. (1; a);
  • D.(1; b).

Câu 27: Xác định số phần tử của không gian mẫu các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của một xúc xắc sau 3 lần gieo

  • A. 36;
  • B. 216;
  • C. 18;
  • D. 108.

Câu 28: Quy tròn số 14 869 đến hàng trăm. Số gần đúng nhận được là:

  • A. 14800
  • B. 14860
  • C. 14870
  • D. 14900

Câu 29: Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng công bố số lượng ca nhiễm dương tính tính từ 12 giờ ngày 17/08 đến 12h ngày 18/08/2021 tại các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn và huyện Hoà Vang lần lượt như sau: 17; 24; 7; 23; 39; 19; 5. Tìm trung vị của mẫu số liệu trên.

  • A. 5;
  • B. 17;
  • C. 19;
  • D. 24.

Câu 30: Sản lượng vải thiều (tạ) thụ hoạch được của 20 hộ gia đình trong một hợp tác xa được ghi ở bảng sau:

15

13

15

12

13

12

15

15

14

14

14

18

17

12

12

14

16

14

18

15

Tìm phương sai s$^{2}$?

  • A. 3,4;
  • B. 1,84;
  • C. 1,8;
  • D. 3,24.

Câu 31: Gọi G là biến cố tổng số chấm bằng 7 khi gieo hai con xúc xắc. Số phần tử của G là:

  • A. 4;
  • B. 5;
  • C. 6;
  • D. 7.

Câu 32: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua điểm M(– 1; 2)và song song với trục Ox ?

  • A. y + 3 = 0;
  • B. 2x + 1 = 0;
  • C. 2x – 1 = 0;
  • D. y – 2 = 0.

Câu 33: Trong hệ tọa độ Oxy cho hai điểm I (2; –3). Tìm tọa độ điểm M đối xứng với điểm I qua gốc O.

  • A. (2; 3);
  • B. (–2; –3);
  • C. (3; 2);
  • D. (–2; 3).

Câu 34: Để xác định hoành độ của điểm K tùy ý trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta thực hiện như sau:

  • A. Kẻ một đường thẳng đi qua điểm K và vuông góc với trục Oy, đường thẳng này cắt trục Oy tại điểm K’’ ứng với số k2. Khi đó k2 là hoành độ của điểm K;
  • B. Kẻ một đường thẳng bất kì đi qua điểm K, đường thẳng này cắt trục Ox tại điểm K’ ứng với số k1. Khi đó k1 là hoành độ của điểm K;
  • C. Kẻ một đường thẳng đi qua điểm K và vuông góc với trục Ox, đường thẳng này cắt trục Ox tại điểm K’ ứng với số k1. Khi đó k1 là hoành độ của điểm K;
  • D. Vì K là điểm tùy ý nên ta có thể chọn hoành độ của điểm K tùy ý.

Câu 35: Một hộp có 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ, 1 viên bi tím. Chọn ngẫu nhiên 2 viên bi trong hộp (sau khi chọn mỗi viên lại thả lại vào hộp). Biến cố A: “2 viên bi chọn được có cùng màu”. Vậy A = ?

  • A. {ĐĐ; TT}
  • B. {XT; TX}
  • C. {XĐ;ĐX;TX}
  • D. {XX; ĐĐ; TT}

Câu 36: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có trọng tâm G (–1; 1). Tìm tọa độ điểm M đối xứng với G qua trục Oy.

  • A. (0; 1) ;
  • B. (–1; 0) ;
  • C. (–1; –1);
  • D. (1; 1).

Câu 37: Cho đường thẳng d có phương trình: $\left\{\begin{matrix}x=2+3t\\y=-3-t\end{matrix}\right.$. Một vectơ chỉ phương của d có tọa độ là:

  • A. (2; –3);
  • B. (3; –1);
  • C. (3; 1);
  • D. (3; –3).

Câu 38: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn $(C): x^{2}+y^{2}+4x+4y-17=0$ biết tiếp tuyến vuông góc đường thẳng d: 3x – 4y – 2018 = 0.

  • A. 3x – 4y + 39 = 0 hoặc 3x – 4y – 11 = 0;
  • B. 4x + 3y + 39 = 0 hoặc 3x – 4y – 11 = 0;
  • C. 3x – 4y + 39 = 0 hoặc 4x + 3y – 11 = 0;
  • D. 4x + 3y + 39 = 0 hoặc 4x + 3y – 11 = 0.

Câu 39: 41 học sinh của một lớp kiểm tra chất lượng đầu năm thang điểm 30. Kết quả như sau:

Số lượng (Tần số)

3

6

4

4

6

7

3

4

2

2

Điểm

9

11

14

16

17

18

20

21

23

25

Phương sai của bảng số liệu trên là:

  • A. 11.21
  • B. 11.22
  • C. 11.23
  • D. 11.24

Câu 40: Một bàn dài có 2 dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy gồm có 5 ghế. Người ta muốn xếp chỗ ngồi cho 5 học sinh trường A và 5 học sinh trường B vào bàn nói trên. Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi để bất kì 2 học sinh nào ngồi đối diện thì khác trường nhau.

  • A. 450610;
  • B. 432500;
  • C. 460500;
  • D. 460800.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác