Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 6: Chủ nhân tương lai
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 6: Chủ nhân tương lai có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Sớm tinh mơ, từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ, sáng long lanh giữa không gian rộng lớn. Màn sương đêm mờ ảo như 1 tấm chăn voan mỏng hồ khoác lên, ngủ im lìm. Một vài dàn đèn lê-ông còn thức, thắp sáng 1 góc nhỏ. Bầu trời lúc này chưa trong xanh, cao vợi mà trắng bạc, nhiều mây lấp lánh vài vì sao thức thâu đêm. Mặt trăng muộn vẫn còn lang thang dạo chơi với những đám mây trắng xốp trên trời cao. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng! Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc. Hàng phượng dọc 2 bờ hồ rủ bóng, nhắm nghiền mắt, ngủ say. Tất cả bọn trẻ đều ngủ ngon lành thì bác sĩ già đã thức dậy từ bao giờ, khẽ vuốt chòm râu dài, vẻ trầm ngâm. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa. Trên con đường rộng thênh thang, thi thoảng có vài chiếc xe chạy vội qua, nhanh như chớp.
(Bài của học sinh
Câu 1: Hồ Tam Bạc được mô tả như thế nào trong đoạn văn?
A. Như một chiếc gương khổng lồ.
- B. Như một đám mây mỏng.
- C. Như một bức tranh mờ ảo.
- D. Như một tấm chăn voan mỏng.
Câu 2: Mặt trăng buổi tối được miêu tả như thế nào trong đoạn văn trên?
- A. Đang ngủ say giấc.
B. Đang lang thang dạo chơi.
- C. Đang sáng long lanh.
- D. Đang vui đùa với mây.
Câu 3: Làn gió buổi sớm chớm hè được miêu tả như thế nào?
A. Se se, man mát.
- B. Rét buốt, lạnh lẽo.
- C. Nóng bức, oi ả.
- D. Lạnh buốt, cắt da cắt thịt.
Câu 4: Bác sĩ già được miêu tả như thế nào trong đoạn văn trên?
- A. Bác có khuôn mặt đẹp lão.
- B. Tóc của bác bạc lấm tấm với vết chân chim ở đuôi mắt.
- C. Bác chậm rãi thưởng thức trà quan sát cảnh vật xung quanh.
D. Bác có chòm dâu dài, vẻ trầm ngâm.
Câu 5: Câu văn nào sau đây trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp so sánh?
- A. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng.
B. Hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ.
- C. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa.
- D. Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc.
Câu 6: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?
- A. Cầm.
- B. Nắm
C. Cõng.
- D. Xách
Câu 7: Nội dung chính của bài đọc “Cậu bé say mê toán học” là gì?
- A. Nói về năng khiếu học tập Toán học của bạn Đổng Trọng Nghĩa.
B. Ca ngợi tài năng toán học của bạn Nghĩa. Đồng thời tác giả ngợi ca sự nỗ lực, cố gắng trong học tập và sự năng nổ của Nghĩa trong các hoạt động trường lớp.
- C. Khuyên nhủ mọi người cần học giỏi Toán như bạn Đổng Trọng Nghĩa.
- D. Kể về sự thông minh và tốt bụng của bạn Đổng Trọng Nghĩa.
Câu 8: Dựa vào văn bản “Cậu bé say mê toán học”, em học tập được diều gì ở bạn Nghĩa?
A. Sự nỗ lực và cố gắng trong học tập cũng như các hoạt động của trường lớp.
- B. Cần tham gia nhiều cuộc thi về Toán học.
- C. Có ước mơ trở thành nhà sáng lập trò chơi về Toán học giống bạn.
- D. Cần rèn luyện trí thông minh để học giỏi Toán như bạn.
Câu 9: Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?
- A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.
- B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.
- C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
Câu 10: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?
A. Mắt biếc.
- B. Mắt na.
- C. Mắt lưới.
- D. Mắt cây.
Câu 11: Từ xuân trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?
- A. Cô ấy đã ngoài 30 nhưng vẫn còn xuân lắm.
- B. Đã 30 cái xuân nhưng cô ấy vẫn chưa từng được trải qua mùi vị tình yêu.
C. Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.
- D. Tuổi thanh xuân con gái trôi qua nhanh lắm.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 12 đến 15:
Hồ sen
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy.
(Nhược Thủy)
Câu 12: Trong đoạn thơ này, tác giả miêu tả điều gì?
- A. Nắng và mưa.
B. Hoa sen trong hồ.
- C. Cá và rong.
- D. Cây và lá.
Câu 13: Trong đoạn thơ, mùi hương của hoa sen được miêu tả như thế nào?
A. Mùi hương thơm ngát.
- B. Mùi hương đậm đà.
- C. Mùi hương gắt gỏng.
- D. Mùi hương chát chua.
Câu 14: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy cho biết, từ ngữ nào phù hợp để điền vào chỗ chấm trong câu thơ sau “Hoa sen đã nở/…. đầy hồ”?
- A. Tươi sáng.
- B. Chói lọi.
C. Rực rỡ.
- D. Bừng sáng.
Câu 15: Điều gì làm cho cảnh vật trong đoạn thơ thêm thơ mộng và yên bình?
- A. Màu sắc rực rỡ của hoa sen.
- B. Mùi hương thơm ngát của hoa sen.
- C. Sương long lanh chạy.
D. Gió rung êm đềm.
Câu 16: Phần mở đầu trong bài văn tả phong cảnh cần đảm bảo nội dung gì?
A. Giới thiệu được phong cảnh sẽ miêu tả.
- B. Miêu tả được đặc điểm nổi bật của phong cảnh.
- C. Miêu tả được sự thay đổi của phong cảnh theo thời gian.
- D. Miêu tả cảm xúc của người viết khi quan sát phong cảnh.
Câu 17: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả phong cảnh thiên nhiên?
A. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi.
- B. Những đám mây trắng trôi lờ lững trên bầu trời tạo nên một khung cảnh bình yên đến lạ.
- C. Đó là một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống với một màu xanh non bao trùm lên toàn khung cảnh.
- D. Vịnh Hạ Long tuyệt đẹp với những đảo đá có nhiều hình thù đa dạng.
Câu 18: Bài đọc “Nay em mười tuổi” miêu tả tâm trạng của nắng như thế nào?
A. Hồi hộp.
- B. Thổn thức.
- C. Lo lắng.
- D. Trăn trở.
Câu 19: Trong bài đọc “Nay em mười tuổi”, “Thu” trong câu “Thu cõng khoảng trời dễ thương” là gì?
- A. Bạn nhỏ trong bài đọc.
B. Mùa thu.
- C. Bạn cùng lớp của bạn nhỏ.
- D. Cô giáo của bạn nhỏ.
Câu 20: Tại sao bài thơ được đặt tên là “Nay em lên mười”?
A. Vì bài thơ miêu miêu tả niềm vui của bạn nhỏ khi tròn mười tuổi. Niềm vui ấy lan tỏa đến cảnh vật, thiên nhiên.
- B. Vi bài thơ miêu tả tâm trạng vui sướng của bạn nhỏ vào dịp sinh nhật mười tuổi.
- C. Vì bạn nhỏ trong bài thơ nhận được món quà vô cùng ý nghĩa khi bạn tròn mười tuổi.
- D. Vì bài thơ miêu tả sự thay đổi của thiên nhiên cảnh vật khi bạn nhỏ mười tuổi.
Câu 21: Bài thơ “Nay em lên mười” gợi cho em những cảm xúc như thế nào?
- A. Gợi cảm xúc buồn bã và u sầu.
- B. Không gợi cảm xúc gì.
C. Gợi cảm xúc vui tươi và hân hoan.
- D. Gợi sự thư thả và êm ái.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Nay em mười tuổi
Bình luận