Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 1: Khung trời tuổi thơ
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 1: Khung trời tuổi thơ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài văn tả phong cảnh gồm những phần nào?
- A. Mở bài.
- B. Thân bài.
- C. Kết bài.
D. Mở bài – Thân bài – Kết bài.
Câu 2: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong bài văn miêu tả cảnh vật?
Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.
Đỗ Bích Thuý
- A. Mở bài giới thiệu phong cảnh.
- B. Thân bài miêu tả từng phần của phong cảnh.
- C. Thân bài miêu tả bao quát phong cảnh.
D. Kết bài nêu cảm nghĩ.
Câu 3: Đâu là từ để miêu tả phong cảnh?
- A. Tốt đẹp.
B. Thanh bình, yên tĩnh.
- C. Hào hứng.
- D. Nhạy cảm, tinh tế.
Câu 4: Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vật bằng cách nào?
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh.
A. Miêu tả vẻ đẹp từng phần của phong cảnh.
- B. Miêu tả phong cảnh theo mùa.
- C. Miêu tả phong cảnh theo sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại.
- D. Miêu tả phong cảnh theo các buổi trong ngày.
Câu 5: Để miêu tả được chi tiết phong cảnh sinh động, em cần làm gì?
- A. Tham khảo những bài văn tả phong cảnh đó.
- B. Hỏi ý kiến, cảm nhận của mọi người về cảnh vật.
C. Vận dụng nhiều giác quan để quan sát và miêu tả cảnh vật.
- D. Tự tưởng tượng ra vẻ đẹp của phong cảnh.
Câu 6: Theo bài đọc “Quà tặng mùa hè”, thời lượng phim ngắn là bao nhiêu?
A. 10 phút.
- B. 5 phút.
- C. 20 phút.
- D. 30 phút.
Câu 7: Theo bài đọc “Quà tặng mùa hè”, đâu là cách hiểu ĐÚNG về phim 2D?
- A. Phim được thiết kế ba chiều với hình ảnh được dựng lên sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính.
- B. Sử dụng một chuỗi liên tiếp các hình ảnh hay bức tranh được vẽ và được dựng lên sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính.
C. Sử dụng một chuỗi liên tiếp các hình ảnh hay bức tranh được vẽ và thể hiện trên mặt phẳng hai chiều để tạo ra một chuyển động của nhân vật.
- D. Phim được thiết kế hai chiều với hình ảnh được dựng lên sống động như thật tạo ra một chuyển động của nhân vật.
Câu 8: Theo bài đọc “Quà tặng mùa hè”, chủ đề “Phim giả tưởng” được chiếu vào ngày bao nhiêu?
- A. Ngày 06/06.
B. Ngày 01/06.
- C. Ngày 04/06.
- D. Ngày 10/06.
Câu 9: Ngày 09/06 được chiếu phim về chủ đề gì?
- A. Phim sự tích, cổ tích.
- B. Phim giả tưởng.
- C. Phim về đề tài môi trường.
D. Phim về đề tài gia đình.
Câu 10: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
- C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
- D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.
Câu 11: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Chân yếu tay mềm.
- A. Chân – tay.
B. Yếu – mềm.
- C. Chân – yếu.
- D. Tay – mềm.
Câu 12: Đâu là từ đồng nghĩa với từ ấm áp?
- A. Lạnh lùng.
- B. Buồn bã.
- C. Cô đơn.
D. Thân thiện.
Câu 13: Đâu là từ đồng nghĩa với từ siêng năng?
A. Chăm chỉ.
- B. Vất vả.
- C. Lười biếng.
- D. Dũng cảm.
Câu 14: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?
Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
- A. Mở bài.
- B. Thân bài miêu tả sự thay đổi của phong cảnh theo mùa.
C. Thân bài miêu tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
- D. Kết bài.
Câu 15: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
- A. Mở bài.
- B. Thân bài miêu tả sự thay đổi của phong cảnh theo mùa.
- C. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
D. Kết bài.
Câu 16: Theo em, để bài viết thêm sinh động, em cần sử dụng những hình ảnh nào để miêu tả phong cảnh?
- A. Hình ảnh so sánh.
- B. Hình ảnh nhân hóa.
- C. Hình ảnh không có thực.
D. Hình ảnh nhân hóa, so sánh.
Câu 17: Khi miêu tả phong cảnh, em sẽ được bỗi dưỡng tình cảm gì?
- A. Tình yêu văn học.
- B. Sự sẻ chia.
C. Tình yêu thiên nhiên.
- D. Tình yêu thương.
Câu 18: Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả cảnh vật?
Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ.
A. So sánh.
- B. Nhân hóa.
- C. Điệp từ.
- D. Điệp ngữ.
Câu 19: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Ngăn sông cấm chợ.
- A. Ngăn – sông.
- B. Cấm – chợ.
C. Ngăn – cấm.
- D. Sông – chợ.
Câu 20: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít...
A. Khuân – vác – tha – nhấc.
- B. Vác – lôi – đẩy – chạy.
- C. Nhặt – tha – đụng – chạy.
- D. Khỏe – hăng say – vội vàng – tíu tít.
Bình luận