Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Chiều dưới chân núi
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Chiều dưới chân núi. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 1 – BÀI 1. CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Chiều dưới chân núi”. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản “Chiều dưới chân núi”. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản. Nêu được những thông điệp rút ra được từ văn bản.
- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ đồng nghĩa, tạo lập được câu có sử dụng từ đồng nghĩa.
- Nhận diện được cấu tạo bài văn tả phong cảnh, biết được trình tự miêu tả phong cảnh.
- Có ý thức quan sát thế giới xung quanh, nêu được cảm nhận về cảnh vật và con người.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
- Bài đọc nói về việc ba mẹ con đi lang thang trong một ngọn núi đầy cây thông khi chiều tà buông xuống. Trong khung cảnh ấy, người mẹ đã hồi tưởng lại những ký ức tuổi thơ của mình, nhớ về ngôi nhà và người mẹ của mình.
- Rồi ba mẹ con cùng trò chuyện, cùng tận hưởng cảnh đẹp lộng lẫy của buổi chiều tà, cùng kể lại những kí ức sống động trong tâm trí người mẹ. Những khoảnh khắc ấy khiến họ cảm thấy yêu quý và trân trọng cuộc sống này hơn.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết:
- Ví dụ: hổ, cọp…
- Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.
- Ví dụ: non sông, đất nước…
3. VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Bài văn tả phong cảnh thường gồm ba phần:
*Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh
*Thân bài: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
*Kết bài: Nêu nhận xét, tình cảm, cảm xúc…về cảnh hoặc liên hệ thực tế.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 1: Chiều dưới chân núi, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Chiều dưới chân núi, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Chiều dưới chân núi
Bình luận