Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Cậu bé say mê toán học (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Cậu bé say mê toán học (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dựa vào văn bản em hãy cho biết, thành phố mà cậu bé Đống Trọng Nghĩa sinh sống là thành phố nào?
- A. Thành phố Huế.
B. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
- C. Thành phố Hà Nội.
- D. Thành phố Đà Nẵng.
Câu 2: Cách gọi thân thiết của Đống Trọng Nghĩa trong gia đình là gì?
A. Ja Aok.
- B. Chàng dũng sĩ.
- C. Siêu nhân.
- D. Siêu Việt.
Câu 3: Đặc điểm nổi bật về năng khiếu của Đống Trọng Nghĩa là gì?
- A. Nghĩa rất giỏi văn học.
- B. Nghĩa thích làm thơ.
C. Nghĩa có năng khiếu toán học.
- D. Nghĩa chơi rất giỏi.
Câu 4: Năm bao nhiêu tuổi, Đống Trọng Nghĩa đã bộc lộ năng khiếu toán học?
- A. 2 tuổi
- B. 3 tuổi
C. 4 tuổi
- D. 5 tuổi
Câu 5: Điều gì đã giúp Đống Trọng Nghĩa được chọn tham dự cuộc thi “Toán trí tuệ Quốc tế”?
- A. Năng khiếu ngoại ngữ.
- B. Sự thông minh.
- C. Hoạt động của trường, lớp.
D. Nhờ niềm say mê và không ngừng nỗ lực.
Câu 6: Bạn Nghĩa đạt được giải thưởng gì trong cuộc thi “Toán trí tuệ Quốc tế”?
- A. Giải Nhất.
B. Giải Nhì.
- C. Giải Ba.
- D. Giải Tư.
Câu 7: Đâu là số lượng thí sinh tham gia cuộc thi mà Đống Trọng Nghĩa đã tham gia?
- A. Hơn 500 thí sinh.
- B. Hơn 800 thí sinh.
C. Hơn 1000 thí sinh.
- D. Hơn 1500 thí sinh.
Câu 8: Biệt danh Ja AoK của bạn Nghĩa là tên một chàng dũng sĩ trong câu chuyện ở thể loại nào?
- A. Câu chuyện truyền thuyết.
B. Câu chuyện cổ tích Chăm.
- C. Câu chuyện thần thoại.
- D. Câu chuyện ngụ ngôn.
Câu 9: Biệt danh của Nghĩa thể hiện mong ước gì của người nhà đối với cậu?
- A. Mong cậu sẽ học giỏi, khỏe mạnh.
- B. Mong Nghĩa sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát.
- C. Mong Nghĩa luôn lanh lợi, thông minh.
D. Mong cậu luôn khỏe mạnh, thông minh và tốt bụng.
Câu 10: Năng khiếu Toán học của Nghĩa được biểu hiện như thế nào khi còn nhỏ?
A. Tính nhẩm rất nhanh và thích thú với trò chơi đố vui về Toán.
- B. Làm được các bài tập về Toán học.
- C. Giải rất nhanh các câu đố về Toán học.
- D. Thích được đến trường lớp để học tập.
Câu 11: Em học tập được diều gì ở bạn Nghĩa?
A. Sự nỗ lực và cố gắng trong học tập cũng như các hoạt động của trường lớp.
- B. Cần tham gia nhiều cuộc thi về Toán học.
- C. Có ước mơ trở thành nhà sáng lập trò chơi về Toán học giống bạn.
- D. Cần rèn luyện trí thông minh để học giỏi Toán như bạn.
Câu 12: Nội dung chính của bài đọc “Cậu bé say mê toán học” là gì?
- A. Nói về năng khiếu học tập Toán học của bạn Đổng Trọng Nghĩa.
B. Ca ngợi tài năng toán học của bạn Nghĩa. Đồng thời tác giả ngợi ca sự nỗ lực, cố gắng trong học tập và sự năng nổ của Nghĩa trong các hoạt động trường lớp.
- C. Khuyên nhủ mọi người cần học giỏi Toán như bạn Đổng Trọng Nghĩa.
- D. Kể về sự thông minh và tốt bụng của bạn Đổng Trọng Nghĩa.
Bình luận