Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 17: Vươn tới trời cao (P3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 17: Vươn tới trời cao (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo câu chuyện “Chiếc khí cầu”, chi tiết về cách mà các nhà du hành đã thoát hiểm, cho thấy điều gì ở ba nhà du hành?
A. Sự nhanh trí và can đảm của họ trong tình huống nguy hiểm.
- B. Sự tài năng và nhanh nhẹn.
- C. Sự khôn khéo và nhiệt huyết.
- D. Sự nhiệt tình và lòng nhân hậu.
Câu 2: Theo bài đọc “Bạn muốn lên Mặt Trăng”, nếu đi bộ lên Mặt Trăng thì mất bao lâu?
- A. 1 năm.
B. 100 năm.
- C. 10 năm.
- D. 1 thập kỉ.
Câu 3: Theo câu chuyện “Chiếc khí cầu”, người dân bản địa khi ấy nghĩ chiếc khinh khí cầu là gì?
A. Thần Mặt Trăng.
- B. Thần Mặt Trời.
- C. Thần Trái Đất.
- D. Một quả bom.
Câu 4: Theo câu chuyện “Chiếc khí cầu”, bác sĩ Phơ-gu-xơn đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua bằng cách nào?
A. Dùng vài giọt thuốc bổ cực mạnh.
- B. Dùng kim tiêm tiêm thuốc vào người nhà vua.
- C. Cho nhà vua uống thuốc cảm.
- D. Châm cứu.
Câu 5: Theo câu chuyện “Chiếc khí cầu”, vì sao người dân bất ngờ tấn công bác sĩ Phơ-gu-xơn?
- A. Vì nhà vua đã bất tỉnh trở lại.
B. Vì họ nghi ngờ ông là những kẻ gian dối.
- C. Vì nhà vua ra lệnh.
- D. Vì họ muốn bắt giữ bác sĩ ở lại vương quốc mình để chữa bệnh.
Câu 6: Theo câu chuyện “Chiếc khí cầu”, các nhà du hành đã thoát hiểm như thế nào?
A. Cho chiếc khí cầu bay vọt lên cao.
- B. Giải thích ngọn ngành cho dân bản địa hiểu.
- C. Chạy trốn.
- D. Đi máy bay.
Câu 7: Theo câu chuyện “Chiếc khí cầu”, tại sao người dân địa phương nghĩ rằng bác sĩ Phe-gu-xon là con của thần Mặt Trăng?
- A. Vì trông bác sĩ rất kì lạ.
B. Vì bác sĩ buột miệng nói vài tự địa phương.
- C. Vì trông bác sĩ rất oai hùng.
- D. Vì trông bác sĩ rất ngạo nghễ.
Câu 8: "Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống. Khả năng này giúp con người dễ dàng thành công." Cụm từ nào thay thế cho "kỹ năng giao tiếp"?
- A. Cuộc sống.
- B. Con người.
C. Khả năng này.
- D. Sự thành công.
Câu 9: Trong phần "Chuẩn bị", nội dung nào không cần thiết?
- A. Phân công người thực hiện.
- B. Dự trù kinh phí.
- C. Danh sách người tham dự.
D. Kết quả dự kiến.
Câu 10: Khi viết mục đích của chương trình hoạt động, cần lưu ý:
- A. Viết càng nhiều càng tốt.
B. Viết ngắn gọn, rõ ràng.
- C. Không cần viết chi tiết.
- D. Chỉ cần một mục đích chính.
Câu 11: Thám hiểm là gì?
- A. Đi chơi xa về nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
B. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ khó khăn có thể nguy hiểm.
- C. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.
- D. Đi thực tế ở làng quê.
Câu 12: Vì sao bạn nhỏ lại liên tưởng đến chú Cuội khi nhìn trăng trong bài thơ “Trăng ơi … từ đâu đến”?
- A. Vì chú Cuội rất thích chơi với trăng.
B. Vì có câu chuyện cổ tích về chú Cuội sống trên cung trăng.
- C. Vì chú Cuội cũng hay ngắm trăng như bạn nhỏ.
- D. Vì bạn nhỏ muốn được bay lên cung trăng như chú Cuội.
Câu 13: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ “Trăng ơi … từ đâu đến”, trăng được so sánh với những gì?
- A. Mắt cá, quả cam
- B. Biển xanh, mắt cá.
- C. Cánh rừng xa, quá chín.
D. Quả chín, mắt cá.
Câu 14: Theo bài viết “Vinh danh nước Việt”, ông Nguyễn Quang Riệu có xuất thân như thế nào?
A. Sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn.
- B. Sinh ra và lớn lên ở Pháp. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn.
- C. Sinh ra ở Việt Nam và lớn lên ở Pháp. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn.
- D. Sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Gia đình ông rất nghèo, có bố mẹ là nông dân.
Câu 15: Ai là tác giả của bài thơ “Trăng ơi … từ đâu đến”?
- A. Trần Liên Nguyễn.
B. Trần Đăng Khoa.
- C. Nguyễn Phan Hách
- D. Tố Hữu
Câu 16: Theo bài viết “Vinh danh nước Việt”, giải thưởng Vinh danh nước Việt mà đất nước trao cho ông thể hiện điều gì?
- A. Tri ân những thành tích của ông.
B. Ghi nhận và tôn vinh những cống hiến to lớn của ông cho khoa học và Tổ quốc.
- C. Là một món quà mà đất nước dành tặng ông nhân dịp ông nghiên cứu về bầu trời.
- D. Là một món quà mà đất nước dành tặng ông nhân dịp ông nghiên cứu về thiên văn học.
Câu 17: Yếu tố nào sau đây không cần thiết khi viết chương trình hoạt động?
- A. Thời gian diễn ra.
- B. Địa điểm tổ chức.
C. Danh sách khách mời.
- D. Ngân sách dự kiến.
Câu 18: Theo bài viết “Vinh danh nước Việt”, Giáo sư Nguyễn Quang Riệu đã có những đóng góp gì cho khoa học?
A. Ông đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
- B. Ông đã công bố hơn 1500 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
- C. Ông đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.
- D. Ông đã có 1 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Câu 19: Phần nào của chương trình hoạt động thường liệt kê các hoạt động cụ thể sẽ diễn ra?
- A. Phần mục đích.
- B. Phần nêu thời gian và địa điểm.
- C. Phần chuẩn bị.
D. Phần kế hoạch thực hiện.
Câu 20: Theo bài viết “Vinh danh nước Việt”, những ai đã đến quan sát hiện tượng cực hiếm này?
- A. Người dân Việt Nam.
B. Các nhà khoa học hãng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam.
- C. Người dân tỉnh Bình Thuận.
- D. Các nhà khoa học Việt Nam.
Câu 21: Theo bài viết “Vinh danh nước Việt”, đoạn mở đầu giới thiệu về sự kiện gì?
- A. Nguyệt thực toàn phần xảy ra ở Phan Thiết.
B. Nhật thực toàn phần xảy ra ở Phan Thiết.
- C. Nguyệt thực toàn phần xảy ra ở Nha Trang.
- D. Nhật thực toàn phần xảy ra ở Nha Trang.
Câu 22: Theo bài viết “Vinh danh nước Việt”, Ông Nguyễn Quang Riệu có cảm xúc gì đối với bầu trời ?
- A. Thấy tẻ nhạt và nhàm chán.
B. Yêu thích và khát khao tìm hiểu.
- C. Thấy bầu trời không có gì thú vị.
- D. Không thích bầu trời.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 5 Cánh diều bài 17: Chiếc khí cầu
Bình luận