Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 12: Người công dân (P3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 12: Người công dân (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trần Thủ Độ là ai trong văn bản “Thái sư Trần Thủ Độ”?
- A. Một viên quan thấp cấp.
- B. Vua của triều Trần.
C. Thái sư, người có công lập nên nhà Trần.
- D. Người quân hiệu bị bắt.
Câu 2: Theo bài đọc “Thái sư Trần Thủ Độ”, khi vợ ông muốn xin chức cầu đương cho người khác, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- A. Chấp thuận ngay lập tức.
- B. Đuổi việc người đó.
C. Dọa phải chặt một ngón chân để phân biệt.
- D. Không quan tâm.
Câu 3: Theo bài đọc “Người công dân số một”, tại sao anh Thành lại chọn làm phụ bếp trên tàu thay vì tìm một công việc khác?
- A. Vì anh muốn kiếm tiền.
- B. Vì anh muốn học nấu ăn.
C. Vì anh muốn có điều kiện tiếp xúc với nhiều người để tìm hiểu tình hình thế giới.
- D. Vì anh muốn đi du lịch.
Câu 4: Theo bài đọc “Thái sư Trần Thủ Độ”, khi vợ ông bị quân hiệu ngăn lại ở thềm cấm, ông đã xử lý như thế nào?
- A. Không làm gì cả.
- B. Giận dữ trừng phạt quân hiệu.
C. Hỏi rõ sự việc và khen thưởng quân hiệu.
- D. La mắng vợ.
Câu 5: Chọn cặp kết từ phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu "... anh ấy thành công ... vẫn không quên nguồn cội."
- A. bởi – nên.
B. dù – nhưng.
- C. chưa – đã.
- D. càng – càng.
Câu 6: Theo bài đọc “Thái sư Trần Thủ Độ”, khi có viên quan tâu về việc ông chuyên quyền, Trần Thủ Độ đã phản ứng như thế nào?
- A. Giận dữ trị tội viên quan.
- B. Phủ nhận mọi cáo buộc.
C. Chấp nhận và xin vua quở trách mình.
- D. Bỏ qua không quan tâm.
Câu 7: Theo bài đọc “Người công dân số một”, anh Mai cảnh báo anh Thành về điều gì?
A. Sự nguy hiểm của công việc.
- B. Khó khăn về tài chính.
- C. Sự xa nhà.
- D. Thiếu kinh nghiệm.
Câu 8: Theo bài đọc “Người công dân số một”, câu nói "Đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất" của anh Thành muốn ám chỉ điều gì?
- A. Muốn so sánh sự khác biệt giữa các loại đèn.
- B. Muốn nói về sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
C. Muốn tìm kiếm một con đường cứu nước mới, tiến bộ hơn.
- D. Muốn thể hiện sự ngưỡng mộ với công nghệ hiện đại.
Câu 9: Theo bài đọc “Người công dân số một”, khi anh Thành tiết lộ với anh Lê rằng mình đang nhờ người bạn xin việc trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, anh Lê đã có phản ứng như thế nào?
- A. Vỗ vai và chúc anh Thành gặp thuận lợi, thành công.
B. Anh Lê nói: “Vất vả lắm. Lại còn say sóng nữa….”
- C. Giận anh Thành vì không nghe mình khuyên bảo.
- D. Không nói không rằng bước ngay ra khỏi phòng.
Câu 10: Nội dung của đoạn trích Người công dân số một?
A. Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.
- B. Tâm trạng thất vọng của anh Lê vì không thuyết phục được người bạn của mình.
- C. Tâm trạng băn khoăn, thắc mắc của anh Lê trước thái độ khó hiểu của bạn mình.
- D. Tâm trạng bực mình của anh Thành vì nói mãi mà bạn mình không hiểu.
Câu 11: Theo bài đọc “Thái sư Trần Thủ Độ”, từ "Linh Từ Quốc Mẫu" trong văn bản là chỉ ai?
A. Vợ của Trần Thủ Độ.
- B. Mẹ của vua.
- C. Một quan nữ triều đình.
- D. Một người phụ nữ vô danh.
Câu 12: Theo bài đọc “Thái sư Trần Thủ Độ”, hành động của Trần Thủ Độ với quân hiệu cho thấy ông đánh giá cao điều gì?
A. Sự tuân thủ pháp luật.
- B. Sự trung thành với ông.
- C. Sự khéo léo.
- D. Sự giàu có.
Câu 13: Theo bài đọc “Người công dân số một”, anh Thành trong đoạn trích này là ai?
- A. Nguyễn Thành Công – Tên Bác Hồ thời trẻ.
B. Nguyễn Tất Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ.
- C. Nguyễn Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ.
- D. Nguyễn Công Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ.
Câu 14: Có những nhân vật nào xuất hiện trong phần tiếp theo của vở kịch Người công dân số Một ?
- A. Anh Lê.
- B. Anh Thành.
- C. Anh Ba.
D. Anh Mai.
Câu 15: Theo bài đọc “Người công dân số một”, anh Lê cho rằng mình và anh Thành là những người công dân như thế nào?
A. Cho rằng mình và anh Thành là những người công dân yếu ớt, không làm được gì.
- B. Cho rằng mình và anh Thành là những người công dân có cả trí, cả lực, thì đi đâu cũng không sợ chết đói.
- C. Cho rằng mình và anh Thành là những người công dân Việt Nam thì chỉ nên sống an phận ở Việt Nam.
- D. Cho rằng mình và anh Thành là những người công dân sống trong hoàn cảnh khốn khổ, thân mình lo còn không xong thì lo cho ai.
Câu 16: Kết từ nào không phù hợp để điền vào chỗ chấm câu ghép "Nam học giỏi ... bạn ấy rất khiêm tốn"?
- A. nhưng.
- B. và.
- C. song.
D. rồi.
Câu 17: Câu ghép nào sau đây được nối bằng dấu câu?
- A. Mẹ đi chợ và em ở nhà.
B. Trời đã tối, các em vẫn chưa về.
- C. Ba làm vườn nhưng mẹ nấu cơm.
- D. Em học bài rồi đi ngủ sớm.
Câu 18: Quan hệ từ nào KHÔNG thể dùng để nối các vế trong câu "Hoa thích màu đỏ ... Lan thích màu xanh"?
- A. còn.
B. nên.
- C. và.
- D. trong khi.
Câu 19: Câu ghép nào có cặp quan hệ từ tương phản trong các câu sau?
- A. Nếu chủ nhật này trời nắng thì tôi sẽ giặt chăn.
- B. Vì trời mưa nên anh ta nghỉ làm.
C. Dù đường xa nhưng Lan vẫn đi làm đúng giờ
- D. Giá mà cô ấy đợi thêm 2 phút nữa thì anh ta đã tới đón.
Câu 20: Điền cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ trống: “Nó …. nóng nảy, mất bình tĩnh thì công việc …. không thể hoàn thành như dự định được”.
A. càng…càng…
- B. Hễ mà… thì…
- C. vừa… vừa…
- D. mặc dù… nhưng…
Câu 21: Đâu là mở bài gián tiếp trong các mở bài dưới đây?
- A. Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ nhữung dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
- B. Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
- C. Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời.
D. Trên khắp đất nước nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp mà em đã được xem qua những bức tranh, ảnh hay truyền hình và đã được nghỉ mát ở bãi biển Nha Trang, vịnh Hạ Long. Em cũng đã được đến Đà Lạt, ra Hà Nội. Đất nước mình nơi đâu cũng có cảnh đẹp. Dù vậy em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũi nhất với em là cảnh núi rừng quê hương em.
Câu 22: Đoạn văn dưới đây đã dùng cách mở bài gián tiếp như thế nào?
"Chiều nay ghé Hồ Gươm
Ngắm Tháp Rùa rêu phủ
Hàng liễu xanh lá rủ
Soi bóng hồ… xôn xao".
Câu thơ trên cứ âm vang mãi trong lòng em. Nó gợi lên niềm tự hào, yêu thương da diết một vùng đất ngàn năm văn hiến: Thăng Long - Hà Nội. Mảnh đất có bao nhiêu di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm - viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.
- A. Liệt kê một số cảnh sau đó giới thiệu cảnh chọn tả.
- B. Giới thiệu người, vật,… gợi nhớ đến cảnh.
C. Giới thiệu bài thơ có nhắc đến cảnh.
- D. Nêu tên cảnh và thời điểm miêu tả cảnh.
Câu 23: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Mỗi mùa trong năm, hồ sen lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Đối với em, lúc nào hồ sen cũng thật đẹp và yên bình. Hồ vừa là cảnh đẹp, vừa là nơi mọi người vui chơi, ngắm cảnh, lại còn cung cấp những củ sen, hoa sen, ốc, cá… Người dân trong làng ai cũng quý mến, gắn bó với hồ sen. Em mong rằng, thời gian có nhiều biến chuyển, cảnh vật trong làng cũng hiện đại dần lên. Nhưng hồ sen vẫn sẽ giữ mãi vẻ mộc mạc, bình dị ấy của mình.
A. Mở rộng.
- B. Trực tiếp.
- C. Không mở rộng.
- D. Gián tiếp.
Câu 24: Trong bài thơ "Bay trên mái nhà của mẹ", "mùi rơm rạ" trong bài thơ gợi nhớ về:
- A. Đồng ruộng.
B. Nông thôn.
- C. Tuổi thơ.
- D. Quê hương.
Câu 25: Kết bài dưới đây có nội dung gì?
Bình minh trên biển quê em mỗi ngày luôn đổi mới. Em tự hào về quê em có cảnh biển đẹp. Em mơ ước một ngày không xa trong tương lai, biển quê em trở thành cảng đánh cá của tỉnh, nơi các ngư dân trong làng ngày đêm cần mẫn làm việc để phát triển kinh tế ngành đánh bắt hải sản của quê nhà.
- A. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh.
- B. Liên hệ đến trách nhiệm của bản thân.
- C. Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai.
D. Nêu tình cảm, cảm xúc với cảnh và liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.
Câu 26: Bài thơ "Bay trên mái nhà của mẹ" thể hiện tâm trạng của ai?
A. Một người con đang nhớ về quê hương.
- B. Một người mẹ đang nhớ con.
- C. Một chiến sĩ đang ra chiến trường.
- D. Một người lính trở về sau chiến tranh.
Câu 27: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự không gian kết hợp với thời gian là gì?
A. Tả sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng… trong những thời điểm khác nhau.
- B. Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm…).
- C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải…
- D. Tả bao quát toàn bộ vẻ đẹp của phong cảnh.
Bình luận