Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 11: Cuộc sống muôn màu (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 11: Cuộc sống muôn màu (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8:

Trăng lên

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Theo Thạch Lam

Câu 1: Bài văn tả cảnh gì?

  • A. Tả khoảnh khắc hoàng hôn ở một làng quê.
  • B. Tả cảnh trăng lên và vẻ đẹp của cảnh vật dưới ánh trăng.
  • C. Tả vẻ đẹp của cảnh vật dưới ánh trăng.
  • D. Tả ánh trăng sáng lung linh, huyền bí.

Câu 2: Theo em, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát cảnh vật?

  • A. Mắt.
  • B. Tai.
  • C. Mắt và mũi.
  • D. Mắt, tai và mũi.

Câu 3: Khi mới lên, trăng được tả như thế nào?

  • A. Trăng sáng mờ mờ, ánh sáng chưa rõ, chưa đủ để chiếu sáng lên vạn vật.
  • B. Trăng sáng vằng vặc.
  • C. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời.
  • D. Trăng nhỏ lại, tròn và đỏ ở phía chân trời.

Câu 4: Khi lên cao, trăng được tả như thế nào?

  • A. Trăng tròn và đỏ, sáng vằng vặc ở chân trời.
  • B. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
  • C. Trăng nhỏ lại, tròn và đỏ ở phía chân trời.
  • D. Trăng sáng vằng vặc, nhỏ và khuyết.

Câu 5: Dưới ánh trăng, tác giả không quan sát sự vật nào dưới đây?

  • A. Lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh.
  • B. Một cành cây cong suống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
  • C. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên.
  • D. Dòng sông được ánh trăng chiếu lấp lánh như được dát bạc.

Câu 6: Đâu không phải sự vật được nhắc đến trong bài văn trên?

  • A. Trăng.
  • B. Mây.
  • C. Hoa.
  • D. Dòng sông.

Câu 7: Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào trong câu văn dưới đây để miêu tả cảnh vật?

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh.

  • A. So sánh.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Từ trái nghĩa.
  • D. Liệt kê.

Câu 8: Tác giả sử dụng giác quan nào để quan sát sự vật trong câu văn dưới đây?

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

  • A. Mắt.
  • B. Tai.
  • C. Mũi và mắt.
  • D. Mắt và tai.

Câu 9: Yếu tố nào không cần thiết trong bài văn tả phong cảnh?

  • A. Từ ngữ miêu tả.
  • B. Biện pháp nghệ thuật.
  • C. Cốt truyện.
  • D. Chi tiết quan sát.

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
  • B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
  • C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
  • D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

Câu 11: Trong bài thơ “Hội xuân vùng cao”, từ "thoăn thoắt" được sử dụng để miêu tả điều gì?

  • A. Tiếng hát.
  • B. Điệu múa.
  • C. Hoạt động cày cấy.
  • D. Tiếng trống.

Câu 12: Trong bài thơ “Hội xuân vùng cao”, "Trống chiêng" trong bài thơ được miêu tả như thế nào?

  • A. Êm dịu.
  • B. Vang khắp cánh đồng.
  • C. Nhỏ nhẹ.
  • D. Khẽ khàng.

Câu 13: Theo em, đâu là âm thanh có thể xuất hiện trong đoạn văn miêu tả phong cảnh mùa thu?

  • A. Tiếng pháo hoa đón năm mới nổ đì đùng.
  • B. Tiếng ve kêu râm ran.
  • C. Tiếng chim én ngân vang.
  • D. Tiếng trống tựu trường.

Câu 14: Theo em, hang động nào của Việt Nam được công nhận là hang động lớn nhất thế giới?

  • A. Hang động Tràng An  - Ninh Bình.
  • B. Hang Múa – Ninh Bình.
  • C. Động Thiên Đường – Quảng Bình.
  • D. Hang Sơn Đoòng – Quảng Bình.

Câu 15: Người quan sát phong cảnh thiên nhiên cần có tình cảm gì?

  • A. Tình yêu cuộc sống, trân trọng các mối quan hệ xung quanh.
  • B. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.
  • C. Sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu.
  • D. Sự vui vẻ, tích cực, yêu đời.

Câu 16: Câu "Trời mưa, đường trơn" là loại câu:

  • A. Câu đơn.
  • B. Câu ghép.
  • C. Câu phức.
  • D. Câu rút gọn.

Câu 17: Câu ghép khác câu đơn ở điểm nào?

  • A. Số lượng từ.
  • B. Số lượng vế câu.
  • C. Cách sử dụng dấu câu.
  • D. Số lượng âm tiết.

Câu 18: Trong bài đọc “Mưa Sài Gòn”, mưa Sài Gòn được miêu tả như thế nào về cường độ?

  • A. Nhẹ nhàng.
  • B. Ào ào, ầm ầm, xối xả.
  • C. Manh mún.
  • D. Lâm râm.

Câu 19: Theo bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, màu sắc của con gà, con chó được miêu tả như thế nào?

  • A. Vàng mượt.
  • B. Vàng xuộm.
  • C. Vàng ối.
  • D. Vàng hoe.

Câu 20: Trong bài đọc “Mưa Sài Gòn”, hình ảnh nào dưới đây không thường được dùng để miêu tả về Sài Gòn?

  • A. Những ngày nắng chói chang.
  • B. Những cơn mưa bất chợt.
  • C. Sự ồn ào, hối hả.
  • D. Khung cảnh yên bình, tĩnh lặng.

Câu 21: Theo bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, loại quả nào được miêu tả là "vàng lịm"?

  • A. Quả mít.
  • B. Quả chuối.
  • C. Quả xoan.
  • D. Quả ớt.

Câu 22: Khi tả phong cảnh, người viết cần thể hiện điểm nhìn như thế nào?

  • A. Chỉ từ một góc nhìn cố định.
  • B. Linh hoạt thay đổi góc nhìn.
  • C. Không cần quan tâm đến góc nhìn.
  • D. Chỉ nhìn từ xa.

Câu 23: Trong bài thơ “Sắc màu em yêu”, màu nào được nhắc đến khi nói về “lúc đồng chín rộ”?

  • A. Màu đỏ.
  • B. Màu xanh.
  • C. Màu vàng.
  • D. Màu nâu.

Câu 24: Trong phần kết bài, điều nào sau đây không phù hợp?

  • A. Nêu cảm xúc.
  • B. Bày tỏ suy nghĩ.
  • C. Giới thiệu phong cảnh mới.
  • D. Nêu suy ngẫm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác