Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ vàng chóe thuộc từ loại gì?

  • A. Danh từ
  • B. Động từ
  • C. Tính từ
  • D. Trạng từ

Câu 2: Từ “Chúng tôi” thuộc loại từ nào?

  • A. Động từ 
  • B. Đại từ 
  • C. Danh từ 
  • D. Cụm danh từ

Câu 3: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

  • A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
  • B. Một làn gió rì rào chạy qua.
  • C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
  • D. Tôi chạy thục mạng để đến lớp kịp giờ

Câu 4: Đoạn mở bài sau đây có phù hợp với yêu cầu của bài văn tả người không?

"Chúng ta ai cũng có những người thân yêu trong gia đình, nhưng trong số đó, bà tôi là người tôi yêu quý nhất. Bà không chỉ là người chăm sóc tôi từ khi tôi còn bé, mà còn là người truyền đạt những giá trị sống quan trọng."

  • A. Phù hợp, vì giới thiệu khái quát về nhân vật và tạo sự tò mò.
  • B. Phù hợp, vì cung cấp nhiều thông tin chi tiết về bà.
  • C. Không phù hợp, vì không tạo được ấn tượng mạnh về nhân vật.
  • D. Không phù hợp, vì quá dài và không gây sự chú ý.

Câu 5:  Để thể hiện mối quan hệ song song giữa các hành động trong câu ghép, hãy chọn cặp từ nối phù hợp:

"Anh ấy vừa học tiếng Anh ________ tham gia câu lạc bộ thể thao."

  • A. vừa.
  • B. nên.
  • C. mà.
  • D. nhưng.

Câu 6: Khi miêu tả hành động của một nhân vật, vì sao nên chú ý đến cảm xúc và thái độ của nhân vật đó?

  • A. Vì điều này làm đoạn văn phong phú hơn.
  • B. Vì cảm xúc và thái độ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tính cách của nhân vật.
  • C. Vì cảm xúc và thái độ chỉ ra hoàn cảnh của nhân vật.
  • D. Vì cảm xúc và thái độ thường là yếu tố chính trong miêu tả.

Câu 7: Đoạn kết bài trong bài văn tả người nên tập trung vào yếu tố nào để tạo ấn tượng?

  • A. Phân tích chi tiết về sở thích của người được tả.
  • B. Nhấn mạnh về ngoại hình của người được tả.
  • C. Tóm tắt lại các đặc điểm tính cách của người được tả.
  • D. Thể hiện sự kính trọng, yêu mến và cảm xúc chân thành của người viết đối với người được tả.

Câu 8: Chọn cặp từ hô ứng phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

Nó ✿ về đến nhà, bạn nó ✿ gọi đi ngay. 

  • A. bao nhiêu – bấy nhiêu. 
  • B. vừa – đã. 
  • C. hoặc – hoặc. 
  • D. càng – càng.   

Câu 9:  Khi viết bài văn tả người về một người thân yêu trong gia đình, em nên làm gì để bài viết chân thật và cảm động hơn? 

  • A. Tập trung vào các đặc điểm ngoại hình của người đó. 
  • B. Kể lại những kỷ niệm, cảm xúc gắn liền với người đó trong cuộc sống hàng ngày.
  • C. Mô tả một cách khô khan, không có cảm xúc.
  • D. Đưa ra các nhận xét về nhân vật từ người khác.

Câu 10: Đâu là từ đồng nghĩa với từ “khu bảo tồn”?

  • A. Khu sinh thái.
  • B. Khu dân cư.
  • C. Khu rừng.
  • D. Khu dự trữ tự nhiên.

Câu 11: Tại sao khi quan sát để viết bài văn tả người, em cần chú ý đến biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật? 

  • A. Vì biểu cảm trên khuôn mặt không quan trọng trong văn tả người.
  • B. Vì chỉ có biểu cảm trên khuôn mặt mới giúp bài văn hấp dẫn.
  • C. Vì chỉ cần chú ý đến nụ cười của nhân vật là đủ.
  • D. Vì biểu cảm thể hiện rõ cảm xúc và có thể giúp người đọc hiểu sâu hơn về tâm trạng của nhân vật.

Câu 12: Chi tiết “Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ” cho thấy điều gì về tình cảm của Uyên dành cho bạn nhỏ? 

  • A. Uyên chỉ vui khi bạn nhỏ giúp em hoàn thành công việc. 
  • B. Uyên quý mến và biết ơn bạn nhỏ vì ý tưởng của bạn. 
  • C. Uyên cảm thấy có trách nhiệm chăm sóc cây anh đào thay bạn. 
  • D. Uyên nhớ bạn nhỏ nhưng không hiểu ý nghĩa của việc gieo hạt.

Câu 13: Thông điệp nào trong Giờ Trái Đất nhấn mạnh đến việc giảm khí thải nhà kính?

  • A. Trái Đất là duy nhất, cần được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và mãi về sau.
  • B. Giảm phát thải khí nhà kính là góp phần chống biến đổi khí hậu. 
  • C. Hãy để màu xanh lá cây là màu mới của hành tinh.
  • D. Hãy bước thêm một bước để cứu lấy Trái Đất.

Câu 14: Em sẽ làm gì để bảo vệ những cây xanh đã được trồng trong các chiến dịch trồng cây mùa xuân, nhằm duy trì màu xanh cho quê hương?

  • A. Chỉ cần trồng cây xong rồi để cây tự phát triển.
  • B. Thường xuyên chăm sóc cây, tưới nước, bảo vệ cây khỏi bị phá hoại, và nhắc nhở mọi người không bẻ cành, nhổ cây.
  • C. Giao nhiệm vụ chăm sóc cây cho người quản lý môi trường.
  • D. Không cần bảo vệ vì cây sẽ phát triển tự nhiên.

Câu 15: Nếu em là một hướng dẫn viên du lịch đưa mọi người tham quan rừng xuân, em sẽ giới thiệu như thế nào để khách hiểu và yêu thích vẻ đẹp của rừng?

  • A. Nói về màu sắc và khuyến khích mọi người ngắt lá cây làm kỷ niệm.
  • B. Miêu tả các sắc màu khác nhau của cây lá, ánh sáng huyền ảo, sự sinh động của các loài chim, và nhắc nhở khách giữ gìn vệ sinh để bảo vệ vẻ đẹp của rừng.
  • C. Giới thiệu các loài chim quý hiếm trong rừng.
  • D. Chỉ nói về cây cối, động vật mà không nhắc đến bảo vệ rừng.

Câu 16:  Hình ảnh “những hạt cây vừa nảy mầm” trong bài đọc gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

  • A. Sự khởi đầu của một mùa xuân mới, sự sống mới.
  • B. Sự yếu ớt của cây cối.
  • C. Những hạt cây dễ bị tổn thương.
  • D. Sự kết thúc của mùa xuân.

Câu 17: Theo em, vì sao Khu Bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin cho phép khách thăm quan các “bệnh nhân” động vật?

  • A. Để du khách thấy được nỗ lực của con người trong việc cứu chữa động vật và nâng cao ý thức bảo vệ động vật.
  • B. Để tăng doanh thu cho khu bảo tồn.
  • C. Để giúp động vật không sợ người.
  • D. Để động vật làm quen với môi trường sống của con người.

Câu 18: Bài thơ "Lộc vừng mùa xuân" có ý nghĩa gì về mặt lịch sử và văn hóa?

  • A. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Hồ Gươm vào mùa xuân. 
  • B. Bài thơ miêu tả sự gắn bó của cây lộc vừng với lịch sử dân tộc, là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt.
  • C. Bài thơ ca ngợi tinh thần anh hùng của các vị vua.
  • D. Bài thơ nói về sự đổi thay của đất nước qua các mùa.

Câu 19: Tác giả muốn truyền tải thông điệp gì qua hình ảnh “cành gừa in hằn vết tích chiến tranh”?

  • A. Cây không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác động nào.
  • B. Cây là chứng nhân của lịch sử và những thăng trầm mà đất nước đã trải qua.
  • C. Cây cần được thay thế bằng cây mới.
  • D. Cây không còn giá trị lịch sử.

Câu 20: âu văn nào sau đây sử dụng dấu gạch ngang có tác dụng Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?

  • A. Tàu hỏa Bắc − Nam là tuyến đường sắt dài nhất nước ta.
  • B. Tỉnh Bà Rịa − Vũng Tàu là tỉnh có tên gọi dài nhất nước ta.
  • C. Hà Nội − thủ đô của nước Việt Nam là trung tâm hành chính của nước ta.
  • D. Bệnh viện Hữu nghị Việt − Đức là bệnh viện uy tín nhất ở thành phố này.

Câu 21: Đọc và cho biết đoạn văn sau thuộc phần nào của bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa  nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống muốn loài.

  • A. Câu mở đầu.
  • B. Các câu tiếp theo.
  • C. Câu kết thúc.
  • D. Câu mở đầu và kết thúc.

Câu 23: Khi chọn một tình huống trong câu chuyện để thể hiện cảm xúc, yếu tố nào dưới đây có thể truyền đạt tình cảm hiệu quả nhất?

  • A. Tình huống có sự chuyển biến mạnh mẽ về tâm lý của nhân vật.
  • B. Tình huống chỉ xuất hiện một nhân vật phụ trong câu chuyện.
  • C. Tình huống không có sự thay đổi nào về nhân vật hoặc câu chuyện.
  • D. Tình huống có nhiều sự kiện nhưng không ảnh hưởng đến nhân vật chính.

Câu 24: Trong đoạn văn dưới đây, phương thức liên kết giữa các câu là gì?

"Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Đất nước cần sự chung tay xây dựng của tất cả mọi người."

  • A. Lặp từ "đất nước".
  • B. Thay thế từ bằng đại từ.
  • C. Dùng liên từ để nối câu.
  • D. Sử dụng câu ghép.

Câu 25: Em đang viết một đoạn văn bày tỏ cảm xúc về truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Câu kết nào phù hợp nhất?

  • A. Qua câu chuyện, em học được rằng mỗi chúng ta cần biết sống có trách nhiệm và quan tâm đến những người xung quanh.
  • B. Câu chuyện là một tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Việt Nam.
  • C. Dế Mèn phiêu lưu ký có cốt truyện thú vị và các nhân vật đáng yêu.
  • D. Em nghĩ câu chuyện phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Câu 26: Trong đoạn văn sau, việc thay thế từ ngữ thực hiện như thế nào?

"Mèo là loài vật rất thông minh và dễ thương. Con vật này có thể nhận biết được tình cảm của con người."

  • A. Thay thế bằng từ đồng nghĩa.
  • B. Thay thế bằng đại từ chỉ định.
  • C. Thay thế bằng cụm từ chỉ định. 
  • D. Thay thế bằng từ nối.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác