Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A. So sánh
  • B. Từ láy
  • C. So sánh và nhân hóa
  • D. Nhân hóa

Câu 2: Từ xôn xao có nghĩa là gì?

  • A. Miêu tả những âm thanh, tiếng động phát ra từ nhiều phía, đan xen, trộn lẫn vào nhau, khó phân biệt.
  • B. Miêu tả những âm thanh, tiếng động phát ra từ cùng một phía, chia thành nhiều đợt đều đặn, rõ ràng từng tiếng một.
  • C. Miêu tả những âm thanh, tiếng động phát ra từ nhiều phía cùng lúc, cùng một nội dung, rõ ràng từng tiếng một.

Câu 3: Khi viết bài văn tả người, tại sao việc lựa chọn từ ngữ phù hợp lại quan trọng?

  • A. Vì từ ngữ phù hợp giúp bài văn ngắn gọn hơn.
  • B. Vì từ ngữ giúp làm cho bài văn không bị lặp lại.
  • C. Vì từ ngữ phức tạp làm bài văn thêm phần ấn tượng.
  • D. Vì từ ngữ phù hợp giúp truyền tải đặc điểm, cảm xúc của nhân vật một cách rõ ràng và chân thật.

Câu 4: Trong câu thơ: “Biển xanh, biển xanh bao la, biển xanh rì rào,” biện pháp điệp ngữ có tác dụng gì?

  • A. Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển. 
  • B. Nhấn mạnh sự bao la của biển.
  • C. Làm cho câu thơ thêm âm điệu.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây không thuộc về đặc điểm của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc?

  • A. Từ ngữ biểu cảm, giàu hình ảnh gợi cảm xúc.
  • B. Tính chân thật, tự nhiên trong diễn đạt cảm xúc.
  • C. Sự mô tả chính xác, khách quan và trung lập.
  • D. Sử dụng câu cảm thán để nhấn mạnh cảm xúc.

Câu 6: Khi tìm ý cho một đoạn văn thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trước một sự việc, em cần phải chọn ý nào sau đây?

  • A. Đưa vào những chi tiết, sự việc tạo nên cảm xúc rõ ràng, làm nổi bật sự tác động của sự việc đến nhân vật.
  • B. Miêu tả một cách chi tiết sự kiện mà không bày tỏ cảm xúc của nhân vật.
  • C. Liệt kê các sự việc một cách khách quan mà không cần liên kết đến cảm xúc.
  • D. Miêu tả cảnh vật xung quanh nhân vật mà không quan tâm đến cảm xúc của nhân vật.

Câu 7: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong tình huống sau: 

“Trong cuộc họp, mọi người đều đồng ý với kế hoạch mới – một kế hoạch mang tính đột phá.” 

  • A. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật.
  • B. Dấu gạch ngang dùng để nối hai từ ngữ trong một liên danh.
  • C. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
  • D. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý liệt kê.

Câu 8: Trong bài văn tả người cần làm gì để giúp người đọc không chỉ hình dung được ngoại hình mà còn cảm nhận được tính cách và cuộc sống của nhân vật?

  • A. Tập trung vào miêu tả ngoại hình nhân vật một cách chi tiết nhất.
  • B. Chỉ mô tả hành động của nhân vật mà không cần miêu tả ngoại hình.
  • C. Kết hợp cả ngoại hình, hành động và cảm xúc của nhân vật để tạo nên một bức tranh toàn diện.
  • D. Miêu tả nhân vật một cách lý tưởng hóa mà không cần bám sát thực tế.

Câu 9: Trong ngữ cảnh "Lãnh thổ đất nước đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử", từ "thăng trầm" có thể thay thế bằng từ nào dưới đây để giữ nguyên ý nghĩa?

  • A. Thay đổi.
  • B. Khó khăn.
  • C. Thử thách.
  • D. Biến động.

Câu 10: Khi viết đoạn văn thể hiện sự vui mừng khi được gặp lại người thân, câu nào sau đây thể hiện cảm xúc phù hợp?

  • A. "Gặp lại người thân, tôi cảm thấy vô cùng vui sướng, tim đập rộn ràng và lòng tràn ngập hạnh phúc."
  • B. "Được gặp người thân sau bao ngày xa cách."
  • C. "Tôi đã gặp lại người thân trong niềm vui nhẹ nhàng."
  • D. "Cuộc gặp lại người thân rất bình thường."

Câu 11: Bài học về tinh thần đoàn kết từ truyền thuyết này có thể giúp chúng ta như thế nào trong cuộc sống hiện đại?

  • A. Gắn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
  • B. Không nên làm việc cùng nhau vì sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn.
  • C. Phân chia công việc rõ ràng và tránh liên hệ với nhau.
  • D. Mỗi người tự giải quyết vấn đề của mình, không nhờ cậy người khác.

Câu 12: Vì sao các ngọn hải đăng được ví như "những người bạn đường tin cậy"?

  • A. Vì chúng cho tàu thuyền biết thông tin thời tiết.
  • B. Vì chúng luôn chiếu sáng cho tàu thuyền suốt cả ngày.
  • C. Vì chúng chỉ phát sáng vào những thời điểm nhất định.
  • D. Vì chúng có thể giúp các tàu thuyền dễ dàng cập bến trong mọi hoàn cảnh thời tiết. 

Câu 13: Tại sao bài thơ lại nhấn mạnh vào hình ảnh của “phố kể ngàn lời sử xanh”? Điều này muốn nhắn nhủ thông điệp gì cho thế hệ trẻ?

  • A. Phố phường là một nơi đẹp, thích hợp để tham quan du lịch.
  • B. Lịch sử và truyền thống là những điều vô cùng quan trọng và đáng trân trọng, cần được thế hệ trẻ ghi nhớ và phát huy.
  • C. Hãy tập trung phát triển hiện đại hóa và không cần lưu giữ truyền thống.
  • D. Cuộc sống thành thị không phù hợp với giới trẻ.

Câu 14: Cảm giác mà bài đọc truyền đạt về mùa hè ở Hạ Long có thể giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên Việt Nam?

  • A. Thiên nhiên Việt Nam không có sức hút đối với du khách.
  • B. Thiên nhiên Việt Nam chỉ đẹp vào mùa thu.
  • C. Thiên nhiên Việt Nam ít thay đổi theo mùa.
  • D. Thiên nhiên Việt Nam luôn tươi mới, tràn đầy sức sống và có khả năng làm dịu mát tâm hồn.

Câu 15: Câu chuyện "Ông Trạng Nồi" có thể giúp bạn rút ra bài học gì trong cuộc sống?

  • A. Học giỏi là quan trọng nhất. 
  • B. Biết ơn và trân trọng những người đã giúp đỡ mình là một phẩm chất tốt đẹp.
  • C. Mọi người đều phải giúp đỡ nhau mà không cần biết đến hậu quả.
  • D. Sự học không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

Câu 16: Theo em, tại sao bức tranh lại được thiết kế với hai bầu trời: bầu trời xanh trong và bầu trời bom đạn?

  • A. Để thể hiện tính nghệ thuật của bức tranh.
  • B. Để tạo sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh.
  • C. Để làm bức tranh nổi bật hơn.
  • D. Để giúp người xem cảm nhận được màu sắc của bầu trời. 

Câu 17: Em có thể liên hệ “mặt người sáng ánh tự hào” với phẩm chất gì của người Việt Nam?

  • A. Chăm chỉ và kiên nhẫn. 
  • B. Tính cởi mở và hiếu khách.
  • C. Yêu thích sự sáng tạo.
  • D. Tự hào dân tộc và tinh thần bất khuất.

Câu 18: Theo tác giả, nghệ sĩ làng Hồ cần có tình yêu với cuộc sống thế nào để vẽ được những bức tranh lợn rầy và đàn gà con?

  • A. Tình yêu với đời sống chiến đấu bảo vệ quê hương. 
  • B. Tình yêu với phong cảnh và con người thành thị.
  • C. Tình yêu với người dân làng nghề làm tranh.
  • D. Tình yêu sâu đậm với thiên nhiên và cuộc sống chăn nuôi, trồng trọt.

Câu 19: Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

Vương quốc nọ vắng tiếng cười nên nó buồn chán kinh khủng.

  • A. Các vế câu ghép nối với nhau bằng dấu câu.
  • B. Các vế câu ghép nối với nhau bằng kết từ.
  • C. Các vế câu ghép nối với nhau bằng cặp kết từ.
  • D. Các vế câu ghép nối với nhau bằng cặp từ hô ứng.

Câu 20: Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

Vương quốc nọ vắng tiếng cười nên nó buồn chán kinh khủng.

  • A. Các vế câu ghép nối với nhau bằng dấu câu.
  • B. Các vế câu ghép nối với nhau bằng kết từ.
  • C. Các vế câu ghép nối với nhau bằng cặp kết từ. 
  • D. Các vế câu ghép nối với nhau bằng cặp từ hô ứng. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác