Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 4)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 giữa học kì 2 đề số 4 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."
Lại Thế Luyện
Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì?
- A. Để cho cả lớp liên hoan.
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
- C. Để cho cả lớp học môn sinh học.
- D. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.
Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?
- A. Đi đâu cũng mang theo.
- B. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.
C. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặng vừa bị thối rữa, rỉ nước.
- D. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.
Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?
- A. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.
- B. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
C. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
- D. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!
Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha?
- A. Rộng lòng tha thứ.
- B. Cảm thông và chia sẻ.
C. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.
- D. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.
Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?
- A. Khoai tây rất là nặng.
B. Dùng tình huống thực tế để đem lại bài học cho học sinh.
- C. Học sinh không thể mang nhiều khoai tây theo.
- D. Học sinh sẽ không thích bài học này.
Câu 6: Câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích?
- A. Mẹ bảo:
- - Ngày mai con được nghỉ học đấy.
- B. Tôi không ăn được su hào. Em trai tôi liền nói thầm:
- - Chị để sang bát em đi.
- C. - Cậu thích màu gì?
- - Tớ thích màu xanh dương.
D. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới.
Câu 7: Câu văn theo kiểu câu Ai thế nào?
- A. Nam là học sinh giỏi.
- B. Đó là quả mận đỏ.
C. Bạn My rất tốt bụng.
- D. Mình đợi cậu ở hiệu sách nhé!
Câu 8: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.
Hãy viết câu trên thành câu khiến?
A. Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé !
- B. Mai mọi người có mặt lúc mấy giờ?
- C. 26-3 là ngày gì vậy nhỉ?
- D. Hội diễn văn nghệ 26-3 vui quá!
Câu 9: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?
- A. Hôm nay, con mèo nhà em bị ốm.
- B. Bà đang làm gì thế ạ?
- C. Ông Hai khoẻ quá!
D. Những giọt sương đang núp sau những tán lá.
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 10 đến 17
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng giấu ! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 10: Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau?
- A. Chim sâu và bông hoa
- B. Chim sâu và chiếc lá
C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá
- D. Người kể chuyện và người nghe chuyện
Câu 11: Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
- A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường.
- B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.
- C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời
D. Vì có lá thì mới có hoa
Câu 12: Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?
- A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa
B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa
- C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa
- D. Không có nhân vật nào được nhân hoá
Câu 13: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- A. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây.
- B. Vật bình thường mới đáng quý.
C. Hãy biết quý trọng những người bình thường.
- D. Không có bài học gì trong câu chuyện này.
Câu 14: Theo em trong câu chuyện trên dấu gạch ngang có tác dụng gì?
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại
- B. Đánh dấu phần chú thích trong câu
- C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
- D. Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật
Câu 15: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu văn sau:“ Bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày. ”
A. Ai thường rì rầm kể suốt đêm ngày?
- B. Bác gió là ai?
- C. Bác gió nói chuyện lúc nào?
- D. Bác gió thường rì rầm cái gì?
Câu 16: Câu “Cuộc đời tôi vốn rĩ rất bình thường” thuộc kiểu câu kể nào?
- A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
- C. Ai là gì?
- D. Ai ở đâu?
Câu 17: Chủ ngữ trong câu “Ngày nhỏ phải chăng tôi là một búp non.” Là:
- A. Ngày nhỏ
B. Tôi
- C. Một búp non
- D. Ngày nhỏ phải chăng tôi
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 18 đến 25
Rừng xuân
Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…
Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.
Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim.
(Ngô Quân Miện)
Câu 18: Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?
- A. Trời xuân
B. Vệt sương.
- C. Rừng xuân.
- D. Ánh mặt trời
Câu 19: Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’?
- A. Lá cời.
- B. Lá ngõa.
C. Lá xưa.
- D. Lá sồi
Câu 20: Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?
A. Cây sồi
- B. Cây vải.
- C. Cây dâu da.
- D. Cây cơm nguội
Câu 21: Bài văn miêu tả cảnh gì?
- A. Cảnh ngày hội mùa xuân
- B. Cảnh ngày hội của các loài chim.
C. Cảnh rừng xuân.
- D. Cảnh buổi chiều
Câu 22: Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …” có tác dụng gì?
- A. Dẫn lời nói trực tiếp
- B. Dẫn lời giới thiệu.
C. Liệt kê.
- D. Ngắt câu
Câu 23: Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?
- A. Đi làm đúng giờ.
- B. Trả lại của rơi cho người đánh mất.
C. Dám nói lên sự thật.
- D. Không nhận sự thương hại của người khác
Câu 24: Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?.
- A. Khẳng định.
- B. Sai khiến.
C. Giới thiệu.
- D. Nhận định
Câu 25: Câu hỏi phù hợp cho bộ phận được gạch chân trong câu “Cao Bá Quát là một người văn hay chữ tốt”.
- A. Ai là người có văn hay?
B. Cao Bá Quát là ai?
- C. Cao Bá Quát như thế nào?
- D. Ai là Cao Bá Quát?
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận