Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều bài 12 Luyện từ và câu - Luyện tập về vị ngữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 12: Luyện từ và câu - Luyện tập về vị ngữ - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Xác định vị ngữ trong câu “Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc”?

  • A. Lương Định Của.
  • B. Là.
  • C. Xuất sắc.
  • D. Là một nhà nông học xuất sắc.

Câu 2: Vị ngữ trong câu “Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc” có tác dụng gì?

  • A. Kể hoạt động
  • B. Giới thiệu Lương Định Của.
  • C. Miêu tả hoạt động.
  • D. Miêu tả đặc điểm ngoại hình.

Câu 3: Tìm vị ngữ trong câu “Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng”?

  • A. Mặt hồ.
  • B. Óng ánh.
  • C. Lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng.
  • D. Lăn tăn gợn nước.

Câu 4: Tác dụng của vị ngữ trong câu “Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng”?

  • A. Miêu tả mặt hồ.
  • B. Giới thiệu hồ nước.
  • C. Kể hoạt động của hồ nước.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Vị ngữ nào dưới đây phù hợp với chủ ngữ “Đàn trâu rừng”?

  • A. Có bộ lông mượt mà.
  • B. Có nanh sắc nhọn.
  • C. To khỏe và những chiếc sừng dài nhọn hoắt.
  • D. Kêu Chét…chét.

Câu 6: Vị ngữ trong câu “Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng” có tác dụng gì?

  • A. Miêu tả hoạt động của con người.
  • B. Miêu tả ngoại hình của những anh thanh niên.
  • C. Giới thiệu đặc điểm con người.
  • D. Giới thiệu đặc điểm của chiêng.

Câu 7: Xác định vị ngữ trong câu “Chú mèo này là con mèo quý giá nhất của anh ấy”?

  • A. Chú mèo.
  • B. Anh ấy.
  • C. Con mèo quý giá nhất của anh ấy.
  • D. Quý giá nhất.

Câu 8: Vị trí của vị ngữ trong câu “Chú mèo này là con mèo quý giá nhất của anh ấy”?

  • A. Sau trạng ngữ.
  • B. Sau chủ ngữ.
  • C. Sau tân ngữ.
  • D. Sau bổ ngữ.

Câu 9: Vị ngữ trong câu “Chó là loài vật trung thành nhất” trả lời cho câu hỏi gì?

  • A. Là gì?
  • B. Ai?
  • C. Làm gì?
  • D. Con gì?

Câu 10: Vị ngữ trong câu “Minh là thầy giáo dạy hóa học” trả lời cho câu hỏi gì?

  • A. Thế nào?
  • B. Làm gì?
  • C. Cái gì?
  • D. Ai?

Câu 11: Vị ngữ nào phù hợp với chủ ngữ “Người lính”?

  • A. Dũng cảm và sẵn sàng hi sinh thân mình.
  • B. Nhút nhát và đôi khi sợ bóng đêm.
  • C. Tự tin mình có ngoại hình khá.
  • D. Lo lắng cho những người gặp khó khăn.

Câu 12: Vị ngữ nào sau đây phù hợp câu hỏi Thế nào?

  • A. An cảm thấy rất buồn khi các bạn trêu đùa vết sẹo của mình.
  • B. An đang đi học.
  • C. An đã hoàn thành xong bài tập.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Vị ngữ trong câu “Sáng sớm, người dân trong làng đã nô nức đi trẩy hội”?

  • A. Sáng sớm.
  • B. Người dân.
  • C. Người dân trong làng.
  • D. Đã nô nức đi trẩy hội.

Câu 14: Tác dụng của vị ngữ trong câu “Sáng sớm, người dân trong làng đã nô nức đi trẩy hội”

  • A. Kể hoạt động của con người.
  • B. Miêu tả tính cách của người dân.
  • C. Miêu tả đặc điểm của người dân.
  • D. Giới thiệu đặc sắc văn hóa vùng miền.

Câu 15: Vị ngữ trong câu “Hoa mẫu đơn đỏ được mệnh danh là vua của các loài hoa” là thành phần nào của câu?

  • A. Thành phần phụ chỉ thời gian.
  • B. Thành phần phụ chỉ đặc điểm và tính chất.
  • C. Thành phần chính nhận xét về loài hoa mẫu đơn.
  • D. Thành phần chính kể hoạt động của hoa.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Chú chó Miu của em rất đẹp. Bộ lông xù của chú trắng như tuyết và thật mềm mại, vuốt lên cứ êm êm là. Cái mõm chú ta thì ngắn ngủn cùng với cái chóp mũi đen mun ươn ướt trông thật ngộ nghĩnh. Hai con mắt thì đen láy, to tròn như hai hột nhãn khiến ta có cảm giác chỉ thấy hai con mắt trên mặt nó mà thôi. Bốn chân chú ngắn cũn cỡn, chạy cứ lăng xăng. Còn cái đuôi của chú thì cong vồng lên như đuôi sóc. Miu đẹp như thế, không thương làm sao được.

 Câu 16: Xác định vị ngữ trong câu “Chú chó Miu của em rất đẹp”?

  • A. Chú chó.
  • B. Miu.
  • C. Rất đẹp.
  • D. Của.

Câu 17: Tác dụng của vị ngữ trong câu “Bộ lông xù của chú trắng như tuyết và thật mềm mại”

  • A. Giới thiệu.
  • B. Miêu tả bộ long của chú chó.
  • C. Miêu tả hành động.
  • D. Kể ra hoạt động của chú chó.

Câu 18: Vị ngữ trong câu “Cái mõm chú ta thì ngắn ngủn cùng với cái chóp mũi đen mun ươn ướt trông thật ngộ nghĩnh” trả lời cho câu hỏi gì?

  • A. Ai?
  • B. Như thế nào?
  • C. Làm gì?
  • D. Là gì?

Câu 19: Vị ngữ trong câu sau thuộc loại từ gì “Anh ta đang chạy”

  • A. Danh từ.
  • B. Động từ.
  • C. Tính từ.
  • D. Từ nối.

Câu 20: Vị ngữ trong câu “Sáng sớm, người dân trong làng đã nô nức đi trẩy hội”?

  • A. Sáng sớm.
  • B. Người dân.
  • C. Người dân trong làng.
  • D. Đã nô nức đi trẩy hội

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác