Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều bài 16 Luyện tập về lựa chọn từ ngữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 16:Luyện tập về lựa chọn từ ngữ - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung thông tin gì cho câu?

  • A. Bổ sung thông tin về nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu
  • B. Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu
  • C. Bổ sung thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc nêu trong câu
  • D. Bổ sung thông tin về kết quả diễn ra sự việc nêu trong câu

Câu 2: Trạng ngữ là gì ? 

  • A. Là thành phần chính của câu 
  • B. Là thành phần phụ của câu 
  • C. là biện pháp tu từ trong câu
  • D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 3: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ? 

  • A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị 
  • B. Theo vị trí của chúng trong câu 
  • C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau 
  • D. Theo mục đích nói của câu

Câu 4: Người ta thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trong câu nhằm mục đích gì?

  • A. Để xác định kết quả của sự việc diễn ra trong câu.
  • B. Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
  • C. Để xác định nơi chốn, địa điểm diễn ra sự việc trong câu.
  • D. Để xác định nguyên nhân diễn ra sự việc trong câu.

Câu 5: Trạng ngữ chỉ thời gian thường trả lời cho những câu hỏi nào?

  • A. Bao giờ?
  • B. Khi nào?
  • C. Mấy giờ?
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Trạng ngữ trong câu "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc" thuộc loại trạng ngữ nào?

  • A. Trạng ngữ chỉ điều kiện.
  • B. Trạng ngữ chỉ mục đích.
  • C. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  • D. Trạng ngữ chỉ phương tiện.

Câu 7: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ? 

  • A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai 
  • B. Khi ấy 
  • C. Đầu nó còn để hai trái đào 
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 8:  Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung thông tin gì cho câu?

  • A. Bổ sung thông tin về địa điểm diễn ra sự việc nêu trong câu
  • B. Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu
  • C. Bổ sung thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc nêu trong câu
  • D. Bổ sung thông tin về kết quả diễn ra sự việc nêu trong câu

Câu 9: Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường trả lời cho những câu hỏi nào?

  • A. Ở đâu?
  • B. Chỗ nào?
  • C. Nơi nào?
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 11: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

  • A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  • B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  • C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  • D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 12: Trạng ngữ "Trên dòng sông Đà" của câu "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo" (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì?

  • A. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • C. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 13: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?

"Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây"

  • A. Trạng ngữ chỉ cách thức.
  • B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
  • C. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  • D. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 14: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?

  • A. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
  • D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 15: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh[...]. (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.    (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng)

  • A. Câu a             
  • B. Câu b                
  • C. Câu c                      
  • D. Câu d

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác