Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 8 Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 8 Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích là như nào?

  • A. Nêu ý kiến của em về nội dung câu chuyện đó.
  • B. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện để giải thích vì sao em thích câu chuyện đó.
  • C. Nêu diễn biến về câu chuyện mà em thích.
  • D. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.

Câu 2: Câu nào dưới đây là thích hợp cho yêu cầu viết đoạn văn kể về một câu chuyện mà em thích?

  • A. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • B. Kể cho người thân nghe câu chuyện Ông Yết Kiêu.
  • C. Viết đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn nơi em sống.
  • D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.

Câu 3: Nhiệm vụ câu mở đoạn là gì?

  • A. Giới thiệu về câu chuyện và nêu cảm nghĩ chung về câu chuyện đó.
  • B. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  • C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  • D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 4: Các câu tiếp theo trong đoạn văn có nhiệm vụ gì?

  • A. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
  • B. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
  • C. Làm rõ cảm nghĩ đã nêu ở câu mở đoạn.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 5: Phần cuối của đoạn văn cần nêu những gì?

  • A. Nội dung câu chuyện.
  • B. Thuật lại sự việc.
  • C. Nêu lí do yêu thích câu chuyện.
  • D. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thủy chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu” ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

Câu 6: Tìm câu mở đoạn trong đoạn văn trên?

  • A. “Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn.
  • B. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”.
  • C. Chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thủy chiến.
  • D. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục.

Câu 7: Câu mở đoạn có tác dụng gì?

  • A. Nêu cảm nghĩ về nhân vật định kể.
  • B. Giới thiệu câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và nêu cảm nghĩ chung về câu chuyện.
  • C. Làm rõ lí do vì sao thích câu chuyện “Ông Yết Kiêu”.
  • D. Nêu suy nghĩ rút ra từ câu chuyện.

Câu 8: Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

  • A. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện “Ông Yết Kiêu”.
  • B. Kể về tài năng của nhân vật Yết Kiêu.
  • C. Kể những tình tiết chính của câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và xen vào đó là cảm nghĩ của người viết về tài năng của nhân vật.
  • D. Giải thích tình tiết của câu chuyện.

Câu 9: Câu cuối đoạn văn nêu lên điều gì?

  • A. Suy nghĩ của người viết về nhân vật trong câu chuyện.
  • B. Suy nghĩ, cảm xúc của người viết về câu chuyện.
  • C. Lí do người viết thích câu chuyện này.
  • D. Giới thiệu câu chuyện định kể tiếp theo.

Câu 10: Lí do mà người viết thích câu chuyện “Ông Yết Kiêu” là gì?

  • A. Vì thích tài năng của nhân vật trong câu chuyện.
  • B. Vì nội dung câu chuyện dài và nhiều tình tiết.
  • C. Vì cách kể chuyện hấp dẫn.
  • D. Vì cách xây dựng nhân vật gây ấn tượng.

Câu 11: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong đoạn văn kể lại một câu chuyện?

Sọ Dừa là một trong số các câu chuyện mà em thích nhất vì nội dung của truyện quá hấp dẫn.

  • A. Phần thân đoạn.
  • B. Phần mở đoạn.
  • C. Phần kết đoạn.
  • D. Phần triển khai.

Câu 12: Câu sau có thể nằm ở đâu trong đoạn văn kể lại một câu chuyện?

“Cô bé Lọ Lem” xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

  • A. Mở đoạn.
  • B. Thân đoạn.
  • C. Kết đoạn.
  • D. Phần kết bài.

Câu 13: Điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

  • A. Bố cục của bài văn.
  • B. Trình tự của các sự việc.
  • C. Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Câu chuyện kể về cụ Ún - một người thầy cúng đã hành nghề lâu năm, dạy ra nhiều học trò làm nghề cúng bái giống mình. Mọi chuyện vẫn diễn ra như vậy, cho đến một ngày cụ bị đau bụng dữ dội. Cơn đau ấy khiến cụ quằn quại, mất ăn mất ngủ. Dù người học trò giỏi nhất đã đến cúng cho cụ cũng không hết bệnh được. Cuối cùng, khi cụ đau đến không chịu được nữa, thì được hai bác sĩ đến mang lên viện để chữa bệnh. Sau khi được dùng thuốc giảm đau và được bác sĩ giải thích, chữa bệnh cho bằng các biện pháp khoa học ở viện, cụ Ún đỡ hẳn. Sau lần ấy, cụ hiểu rằng nếu bị ốm thì phải đi bệnh viện chứ không nên cúng gì ở nhà cả. Cụ cũng đem điều ấy nói cho người thân và bà con trong bản cùng nghe.

Câu 14: Tìm các từ liên kết câu trong đoạn văn trên?

  • A. Mọi chuyện, diễn ra, cuối cùng.
  • B. Dù, sau đó, sau lần ấy.
  • C. Cuối cùng, sau khi.
  • D. Cuối cùng, sau khi, sau lần ấy.

Câu 15: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

  • A. Đầu đoạn
  • B. Cuối đoạn
  • C. Giữa đoạn
  • D. Cả đầu và cuối đoạn

Câu 16: Nêu hình thức của một đoạn văn?

  • A. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
  • B. Do nhiều câu văn tạo thành
  • C. Có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 17: Từ như thế nào thì có thể coi là từ ngữ chủ đề của đoạn văn?

  • A. Thường được dùng để làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần
  • B. Được đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác