Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 7 Kỉ niệm xưa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 7 Kỉ niệm xưa - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khung cảnh ngôi nhà xưa của ông bà nội được miêu tả như thế nào?

  • A. Ngôi nhà khung gỗ, có những cột gỗ lim lên nước den bóng.
  • B. Nằm giữa làng.
  • C. Ngôi nhà được lợp mái bằng rơm.
  • D. Ngôi nhà nằm ở vùng núi cao.

Câu 2: Ông nội hay ngồi sau án thư làm gì?

  • A. Bắt mạch, kê đơn.
  • B. Châm cứu.
  • C. Bốc thuốc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Trò các chị chơi mãi không chán là gì?

  • A. Bán hàng.
  • B. Trốn tìm.
  • C. Đánh trận.
  • D. Đuổi bắt.

Câu 4: Các chị lấy gì giả làm bún, phở?

  • A. Khoai lang luộc.
  • B. Lá chuối.
  • C. Dây tơ hồng.
  • D. Lá râm bụt.

Câu 5: Dây tơ hồng là gì?

  • A. Cây dạng sợi nhỏ, màu vàng hoặc xanh, nâu, không có lá, quấn vào cây chủ.
  • B. Cây lá xòe to, màu vàng.
  • C. Cây dạng sợi to, có lá quấn vào cây chủ.
  • D. Cây dạng sợi nhỏ, màu vàng hoặc đỏ, có lá, quán vào cây chủ.

Câu 6: Bạn nhỏ bán bánh đa làm từ gì?

  • A. Khoai lang luộc.
  • B. Lá chuối.
  • C. Dây tơ hồng.
  • D. Lá râm bụt.

Câu 7: Ai là người lớn nhất trong các anh chị em?

  • A. Anh Sơn.
  • B. Anh Hữu.
  • C. Anh Hải.
  • D. Anh Tú.

Câu 8: Các anh em trai thì thích chơi trò gì?

  • A. Bán hàng.
  • B. Trốn tìm.
  • C. Đánh trận.
  • D. Đuổi bắt.

Câu 9: Chị em hay ngồi nhắc lại điều gì với nhau khi đã lớn khôn?

  • A. Căn nhà to lớn của ông nội.
  • B. Những trò nghịch ngợm để bị mắng.
  • C. Những trò chơi thuở nhỏ và mảnh vườn xưa của ông bà nội.
  • D. Kí ức vui vẻ khi ở cùng ông bà nội.

Câu 10: Án thư nghĩa là gì?

  • A. Ghế để ngồi.
  • B. Bàn thời xưa, hẹp và dài, dùng để đọc sách và viết.
  • C. Sân vườn thời xưa.
  • D. Phòng sách thời xưa.

Câu 11: Chi tiết nào dưới đây miêu tả sơ qua về khu vườn nhà ông nội?

  • A. Ngôi nhà cũ của ông bà tôi nằm giữa một khu vườn rộng.
  • B. Mỗi khi ông làm việc, chị em chúng tôi lại kéo nhau ra vườn chơi.
  • C. Ba anh em đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả.
  • D. Tiếng mời chào, tiếng khen ngon, kêu nóng râm ran cả một góc vườn.

Câu 12: Em có cảm nhận gì về khu vườn nhà ông nội?

  • A. Khu vườn chật hẹp, bí bách.
  • B. Khu vườn nuôi rất nhiều chim.
  • C. Khu vườn có nhiều cây xanh, thoáng mát, rộng rãi.
  • D. Khu vườn có nhiều cỏ.

Câu 13: Tại sao người viết cảm thấy tình chị em con cô con cậu của mình vẫn bền chặt mãi qua thời gian?

  • A. Vì những lần cãi vã mà hiểu nhau hơn.
  • B. Vì những kỉ niệm thơ bé bên nhau.
  • C. Vì những lần chơi đùa cùng với nhau.
  • D. Vì những lần đánh nhau.

Câu 14: Câu nào dưới đâu nói lên ý nghĩa (chủ đề) của bài đọc?

  • A. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu.
  • B. Mỗi khi ông làm việc, chị em chúng tôi lại kéo nhau ra vườn chơi.
  • C. Phải chăng bởi những kỉ niệm thơ bé ấy mà tình chị em con cô con cậu của chúng tôi vẫn bền chặt mãi qua thời gian.
  • D. Sau này, khi đã lớn khôn, chị em chúng tôi vẫn thân thiết với nhau như hồi thơ bé.

Câu 15: Hình ảnh ông nội trong tâm trí các cháu hiện lên như thế nào?

  • A. Ông nội là người nghiêm khắc.
  • B. Ông nội là người dịu dàng.
  • C. Ông nội là người vừa trang nghiêm vừa ấm áp.
  • D. Ông nội là người cọc cằn.

Câu 16: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?

  • A. Kỉ niệm tuổi thơ giống như một món quà tinh thần quý giá mà mỗi người đều muốn dành giữ cho riêng mình.
  • B. Nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu là nơi cần phải giữ gìn và bảo vệ.
  • C. Nơi lưu giữ tuổi thơ là nơi chỉ nằm trong kí ức của mỗi người.
  • D. Kỉ niệm tuổi thơ giúp ta thân thiết với anh chị em trong gia đình.

Câu 17: Đâu là từ láy được sử dụng trong bài?

  • A. Râm ran.
  • B. Lả tả.
  • C. Hối hả.
  • D. Cả A và B.

Câu 18: Tìm động từ trong câu sau?

Chúng tôi hay nhắc lại những trò chơi thuở nhỏ và mảnh vườn xưa yêu dấu của ông bà nội.

  • A. Chúng tôi.
  • B. Nhắc lại.
  • C. Trò chơi.
  • D. Yêu dấu.

Câu 19: Bài nào dưới đây cũng nói về tình cảm giữa người thân, họ hàng trong gia đình?

  • A. Người cô của bé Hương.
  • B. Thi nhạc.
  • C. Tập làm văn.
  • D. Điều kì diệu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác