Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 3 Một người chính trực

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 3 Một người chính trực - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tô Hiến Thành làm quan dưới triều nào?

  • A. Triều Lý.
  • B. Triều Tây Sơn.
  • C. Triều Nguyễn.
  • D. Triều Hậu Lê.

Câu 2: Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, Tô Hiến Thành đã theo di chiếu lập ai làm vua?

  • A. Trần Trung Tá.
  • B. Vũ Tán Đường.
  • C. Thái tử Long Cán.
  • D. Thái tử Long Xưởng.

Câu 3: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

  • A. Tô Hiến Thành lúc cuối đời tiến cử người hiền tài giúp vua chứ không chọn người thân cận.
  • B. Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót từ Chiêu Linh thái hậu.
  • C. Tô Hiến Thành quyết không nhận đút lót, vẫn tuân theo di chiếu lập Long Cán lên làm vua.
  • D. Tô Hiến Thành lập Long Cán lên làm vua, theo di chiếu của vua Lý Anh Tông.

Câu 4: Khi phò tá vua Lý Cao Tông được 4 năm thì chuyện gì xảy đến với Tô Hiến Thành?

  • A. Ông phải đánh trận.
  • B. Ông lâm bệnh nặng.
  • C. Ông phải đi xứ.
  • D. Ông bị giáng chức.

Câu 5: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người thường xuyên tới chăm sóc ông?

  • A. Thái tử Long Cán - con là thái hậu họ Đỗ.
  • B. Giám nghị đại phu Trần Trung Tá.
  • C. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường.
  • D. Chiêu Linh thái hậu.

Câu 6: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

  • A. Ông tiến cử người thân cận ngày đêm hầu hạ mình.
  • B. Ông tiến cử người tài ba chứ không chọn người thân cận ngày đêm hầu hạ mình.
  • C. Ông tiến cử người đút lót cho mình nhiều của cải, vàng bạc.
  • D. Ông tiến cử người tài giỏi và thân cận, hầu hạ cho mình.

Câu 7: Chính trực là gì?

  • A. Chính đáng.
  • B. Trung trực.
  • C. Ngay thẳng.
  • D. Tốt bụng.

Câu 8: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn kể chuyện gì?

Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.

  • A. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với bọn tham quan, lộng thần trong triều.
  • B. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
  • C. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với việc chọn người phò tà.
  • D. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với việc lập hoàng hậu.

Câu 9: Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông phò tá vua?

  • A. Con trai cả của mình.
  • B. Giám nghị đại phu Trần Trung Tá.
  • C. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường.
  • D. Con trai út của mình.

Câu 10: Tiến cử là gì?

  • A. Giới thiệu người có công với nhà nước.
  • B. Giới thiệu người có công với cách mạng.
  • C. Giới thiệu người có tài, có đức để cấp trên lựa chọn.
  • D. Giới thiệu người quen.

Câu 11: Vì sao Tô Hiến Thành không chọn tiến cử Vũ Tán Đường?

  • A. Vì Vũ Tán Đường đút lót vàng bạc cho Tô Hiến Thành.
  • B. Vì Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ cho Tô Hiến Thành.
  • C. Vì Vũ Tán Đường không thân cận với Tô Hiến Thành.
  • D. Vì Vũ Tán Đường không phải người tài giỏi.

Câu 12: Trong việc tìm người giúp nước, vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá?

  • A. Trần Trung Tá ngày đêm hầu hạ khi Tô Hiến Thành bị ốm.
  • B. Trần Trung Tá đút lót nhiều vàng bạc của cải cho Tô Hiến Thành.
  • C. Trần Trung Tá là người tài ba có thể giúp nước.
  • D. Trần Trung Tá là người thân cận với Tô Hiến Thành.

Câu 13: Tô Hiến Thành không chọn người thân cận mà muốn chọn người tài giỏi cho đất nước, điều này cho thấy ông là người?

  • A. Thật thà.
  • B. Hèn nhát.
  • C. Gian thần.
  • D. Chính trực.

Câu 14: Nội dung của bài Một người chính trực là gì?

  • A. Ca ngợi con người tài giỏi - Tô Hiến Thành.
  • B. Ca ngợi sự trung thành của vị quan Tô Hiến Thành thời xưa.
  • C. Ca ngợi những người chính trực, thanh liêm.
  • D. Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.

Câu 15: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

  • A. Vì những con người này lúc nào cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng tư. Chính vì thế, họ làm được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước, cho dân tộc.
  • B. Vì những con người này biết gì là đúng biết gì là sai, họ sẽ khôn khéo điều hòa các mối quan hệ.
  • C. Vì những con người này biết cách ứng xử, tạo dựng các mối quan hệ lớn.
  • D. Vì những con người này thường rất giàu.

Câu 16: Bài học em rút ra được từ câu chuyện trên là gì?

  • A. Hãy là người chính trực.
  • B. Trở thành một học sinh tốt để góp phần xây dựng đất nước.
  • C. Cả A và B.
  • D. Hãy biết tạo dựng các mối quan hệ.

Câu 17: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về câu chuyện?

  • A. Câu chuyện ca ngợi sự chính trực của Tô Hiến Thành.
  • B. Câu chuyện muốn phê phán những vị quan tham.
  • C. Câu chuyện muốn nói rằng chúng ta phải biết xây dựng các mối quan hệ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Câu dưới đây có bao nhiêu danh từ riêng?

Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ.

  • A. 1 từ.
  • B. 2 từ.
  • C. 3 từ.
  • D. 4 từ.

Câu 19: Bài đọc nào dưới đây cũng nhắc tới sự chính trực?

  • A. Những hạt thóc giống.
  • B. Đồng cỏ nở hoa.
  • C. Tập làm văn.
  • D. Trước ngày xa quê.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác