Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều bài 14 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 14: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán là của tác giả nào?

  • A. Huy Cận.
  • B. Nguyễn Khắc Thuần.
  • C. Nguyễn Duy.
  • D. Lê Minh.

Câu 2: Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản ở đâu?

  • A. Ái Châu.
  • B. Giao Châu.
  • C. Giao Chỉ.
  • D. Thuận Châu.

Câu 3: Ai là người đã giết hại Dương Đình Nghệ?

  • A. Ngô Quyền.
  • B. Kiều Công Tiễn.
  • C. Hoằng Tháo.
  • D. Lý Công Uẩn.

Câu 4: Thái độ của Kiều Công Tiễn khi bị Ngô Quyền kéo quân ra hỏi tội?

  • A. Hống hách.
  • B. Run sợ.
  • C. Hoang mang.
  • D. Bối rối.

Câu 5: Vua Nam Hán có mưu đồ gì đối với nước ta?

  • A. Liên kết với nước ta.
  • B. Cống nạp cho nước ta.
  • C. Gạ công chúa sang nước ta.
  • D. Đánh chiếm nước ta.

Câu 6: Ngô Quyền đã sử dụng mưu kế gì để đánh đuổi quân Nam Hán?

  • A. Lừa địch vào rừng núi sâu hiểm trở.
  • B. Sử dụng kế sách “Vườn không nhà trống”.
  • C. Lợi dụng thủy triều lên cắm cọc nhử địch vào trận địa.
  • D. Đem quân sang nước địch đánh trực tiếp.

Câu 7: Mưu lược có nghĩa là gì?

  • A. Mưu trí, có tầm nhìn xa.
  • B. Có hiểu biết sâu sắc, vận dụng thành thạo.
  • C. Cố tình gây sự chú ý của giặc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Tinh thông có nghĩa là gì?

  • A. Mưu trí, có tầm nhìn xa.
  • B. Có hiểu biết sâu sắc, vận dụng thành thạo.
  • C. Cố tình gây sự chú ý của giặc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt có ý nghĩa gì đối với nước ta?

  • A. Nước ta độc lập dưới sự cai quản của vua Nam Hán.
  • B. Ngô Quyền lên ngôi vua nhưng không nắm giữ quyền lực nào.
  • C. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra một thời kì độc lập lâu dài.
  • D. Dù đã chiến thắng nhưng hằng năm ta vẫn phải cống nạp cho chúng.

Câu 10: Khiêu chiến có nghĩa là gì?

  • A. Mưu trí, có tầm nhìn xa.
  • B. Có hiểu biết sâu sắc.
  • C. Cố tình gây sự chú ý để dụ đối phương ra đánh.
  • D. Cố tình trêu đùa giặc.

Câu 11: Vì sao Ngô Quyền kéo quân hỏi ra hỏi tội Kiều Công Tiễn?

  • A. Vì Kiều Công Tiễn cầu cứu vua Nam Hán.
  • B. Vì Kiều Công Tiễn cấu kết với quân Nam Hán để đánh chiếm nước ta.
  • C. Vì muốn báo thù cho Dương Đình Nghệ.
  • D. Vì muốn Ngô Quyền được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 12: Tại sao Ngô Quyền sử dụng mưu kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng mà không dùng sức quân ta trực tiếp đánh đuổi giặc?

  • A. Vì ông cho rằng địch sức mạnh như vũ bão nếu ta dùng sức sẽ không thể thắng được.
  • B. Vì Ngô Quyền cho rằng quân ta tuy sức đang khỏe, ắt phá được chúng nhưng chúng có nhiều chiến thuyền ta cần phải có kế.
  • C. Vì Ngô Quyền cho rằng quân Nam Hán sẽ không chịu thua mà quay lại cướp nước ta lần nữa nên ông đã sử dụng mưu kế để bảo toàn lực lượng quân ta.
  • D. Vì Ngô Quyền cho rằng địch mạnh và sẽ có tiếp viện từ các nơi khác nên ông đã sử dụng mưu kế đã đánh bại quân Nam Hán.

Câu 13: Vì sao Hoằng Tháo lại dễ dàng trúng kế của quân ta?

  • A. Vì khi thủy triều lên giặc không nhìn thấy trận địa mai phục của quân ta.
  • B. Vì lợi dụng sự hiếu tháng của đích, quân ta đã giả thua để dụ địch vào trận địa mai phục.
  • C. Đáp án A và B
  • D. Vì Hoằng Tháo muốn đẩy nhanh thời gian xâm chiếm nước ta.

Câu 14: Kết quả của cuộc đại chiến trên sông Bạch Đằng là gì?

  • A. Quân ta toàn thắng, tướng Hoằng Tháo bị giết và bọn tàn quân tháo chạy về nước.
  • B. Quân ta toàn thắng, tướng Hoằng Tháo được tha trả về nước, quân ra cho cung cấp thuyền và lương thực cho chúng về nước.
  • C. Quân ta toàn thắng chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.
  • D. Quân ta toàn thắng, quân địch tháo chạy về nước, tướng Thoát Hoan trốn vào ống đồng tháo chạy về nước.

Câu 15: Em có cảm nhận gì về Ngô Quyền?

  • A. Là một vị tướng tài ba có tài thao lược, túc trí đa mưu đã chỉ huy quân ta toàn thắng trong trận chiến trên sông Bạch Đằng.
  • B. Là một vị tướng có lòng nhân đạo, tha thứ cho quân giặc và cấp thuyền ngựa cho đội quân thua cuộc về nước.
  • C. Là một vị tướng có tài chỉ huy quân đội chiến thắng trận chiến trên sông Như Nguyệt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Đâu không phải là mưu kế của Ngô Quyền khi đại phá quân Nam Hán?

  • A. Cắm cọc trên sông Bạch Đằng.
  • B. Giết Kiều Công Tiễn khiến cho chúng mất kẻ nội ứng.
  • C. Giả thua dụ địch vào trận địa mai phục.
  • D. Sử dụng kế sách “Vườn không nhà trống”

Câu 17: Đâu không phải là kết quả của trận chiến trên sông Bạch Đằng?

  • A. Quân ta toàn thắng.
  • B. Tướng giặc Hoằng Tháo bị giết.
  • C. Bọn địch tháo chạy tan tác.
  • D. Tướng giặc Hoằng Tháo được tha và được cấp ngựa về nước.

Câu 18: Đâu là ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử của nước ta?

  • A. Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, lâu dài trong lịch sử nước ta.
  • B. Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn một trăm năm Bắc thuộc, mở ra thời kì đất nước độc lập lâu dài.
  • C. Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lược nước ta của quân Nam Hán, mở ra thời kì nước ta phân chia giai cấp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Trận chiến nào dưới đây không phải là trận chiến nằm trên sông Bạch Đằng?

  • A. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
  • B. Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981.
  • C. Bạch Đằng năm 1288.
  • D. Bạch Đằng năm 1128.

Câu 20: Tại sao Ngô Quyền sử dụng mưu kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng mà không dùng sức quân ta trực tiếp đánh đuổi giặc?

  • A. Vì ông cho rằng địch sức mạnh như vũ bão nếu ta dùng sức sẽ không thể thắng được.
  • B. Vì Ngô Quyền cho rằng quân ta tuy sức đang khỏe, ắt phá được chúng nhưng chúng có nhiều chiến thuyền ta cần phải có kế.
  • C. Vì Ngô Quyền cho rằng quân Nam Hán sẽ không chịu thua mà quay lại cướp nước ta lần nữa nên ông đã sử dụng mưu kế để bảo toàn lực lượng quân ta.
  • D. Vì Ngô Quyền cho rằng địch mạnh và sẽ có tiếp viện từ các nơi khác nên ông đã sử dụng mưu kế đã đánh bại quân Nam Hán.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác