Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 14:Bài ca giữ nước (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)
Giải dễ hiểu bài 14:Bài ca giữ nước (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 14: BÀI CA GIỮ NƯỚC
CHIA SẺ
Câu 1: Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.
Giải nhanh:
Học sinh có thể tham khảo các yêu cầu sau:
Bạn hãy nói tên vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân.
Ai là người lập ra nhà Trần.
Vị vua nào đã lập ra nhà Lý?
Câu 2: Mỗi học sinh hái một bông hoa và tiếp nối nhau thực hiện yêu cầu viết trên bông hoa đó.
Giải nhanh:
Học sinh tự thực hiện
BÀI ĐỌC 1
Câu 1: Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta?
Trả lời:
Vua Nam Hán mượn cớ nước ta có loạn để xâm lược nước ta.
Câu 2: Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền sai người lấy gôc tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngâm xuống đóng 2 bên cửa sông, thủy triều lên quân ta chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến giả thua dụ địch đuổi theo lọt sâu vào vùng cắm cọc lúc thủy triều xuống. Lúc này tung quân ra đánh khiến giặc rối loạn, thuyền bị lật úp và vỡ. Quân giặc thua và tháo chạy.
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Ngô Quyền là một vị chỉ huy rất mưu lược?
Trả lời:
Những chi tiết như nghe tin Hoàng Tháo sắp đến, biết địch từ xa đến mỏi mệt, mất kẻ nội ứng, quân ta đang khỏe ắt phá được chúng và dùng cọc để ngầm đóng xuống biển.... cho thấy Ngô Quyền là một vị chỉ huy rất mưu lược.
Câu 4: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước ta?
Trả lời:
Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.
Câu 5: Chủ đề của câu chuyện này là gì?
Trả lời:
Chủ đề của câu chuyện này là công cuộc giữ nước lịch sử của Ngô Quyền.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ 1 câu chuyện) về lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
1 bài văn (hoặc báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên
Trả lời:
Em có thể đọc truyện Tiếng trống Mê Linh
Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em đứng đầu đất Mê Linh. Đã từ lâu, Mê Linh rộn rã tiếng trống. Đó là những chiếc trống lớn đúc toàn bằng đồng, rực rỡ sắc vàng, rền vang những âm thanh hùng tráng. Đó cũng là vậy quý có từ thời các vua Hùng bắt đầu dựng nước.
Bỗng giặc Hán tràn sang xâm lược nước ta. Đám quân mạnh nhất của chúng đóng ngay trên đất Mê Linh. Giáo sắt, gươm thép của giặc tua tủa khắp nơi. Tướng giặc tên là Tô Định, rất tham lam, tàn bạo. Quân lính của hắn cầm gươm giáo lăm lăm trong tay để vơ vét sản vật của đất Mê Linh, lùa ép dân Mê Linh vào rừng săn tê giác, đào núi tìm mỏ quý, khiến bao người chết mất xác. Thế là trên đất Mê Linh tắt lịm tiếng trống đồng.
Trưng Trắc đau lòng trước cảnh đất nước bị giày xéo, muôn dân bị lầm than. Bà bàn với chồng là Thi Sách mưu việc khởi nghĩa, đuổi giặc ra khỏi đất nước. Trưng Nhị cũng hăm hở cùng chị ngày đêm lo việc luyện rèn dân binh. Trống đồng Mê Linh sắp sửa rung lên những hiệu lệnh ra quân.
Giữa lúc ấy tướng giặc Tô Định dỏng tai nghe ngóng tình hình. Hắn rắp tâm dập tắt cuộc nổi dậy ngay từ khi mới nhen nhóm. Lập tức hắn cho người mời Thi Sách đến rồi trở mặt thét quân lính bắt trói ông về tội chống lại chúng. Hắn ra lệnh chém đầu ngay để đe dọa những người khác.
Không ngờ vừa nghe tin dữ, lòng người trên khắp nước Việt bừng bừng căm giận. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lại đã từ lâu nung nấu hận thù, quyết định ra lệnh khởi nghĩa. Trống đồng gầm lên như sấm. Những tiếng trống ầm ầm giục giã mọi người cầm vũ khí đứng lên giết giặc.
Dân Mê Linh và cả nước ùn ùn kéo theo hau chị em bà Trưng. Giáo đồng, rìu đồng vung lên sáng lóa. Giặc Hán cuống cuồng tháo chạy khắp nơi. Tướng giặc Tô Định vô cùng hoảng sợ phải cắt râu, thay áo, giả làm người dân thường để lẩn trốn. Tiếng trống đồng vang vang đuổi theo bọn giặc. Chẳng mấy chốc, đất nước sạch bóng quân thù. Thế là Hai Bà Trưng đã giành lại non sông, trả xong thù nhà. Quê hương xanh tươi trở lại. Tiếng trống đồng lại dõng dạc rền vang trên đất Mê Linh và trên khắp non sông hùng vĩ của nước Việt ta.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Trả lời:
Viết vào phiếu sách: Tiếng trống Mê Linh là câu chuyện nổi tiếng tái hiện lại hình tượng hai vị anh hùng lịch sử Trưng Trắc, Trưng Nhị với sự dũng cảm, bất khuất, hi sinh anh hùng vì Tổ quốc
BÀI VIẾT 1
Câu 1: Nhận xét về cách tả ngoại hình của con vật ở các đoạn văn in nghiêng dưới đây:
a, " Meo,meo"!. Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.
Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng ban đêm, đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm. Bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung trông thật đáng yêu!
HOÀNG ĐỨC HẢI, Con mèo Hung
b, Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.
Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.
TÔ HOÀI, Đàn ngan mới nở
Trả lời:
a,
- Tác giả đã tả bộ lông và hình dáng bề ngoài, đặc điểm hình dáng của con mèo.
- Các chi tiết được miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới.
- Các chi tiết thể hiện sự quan sát chính xác của tác giả như: Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, hai cái tai dong dỏng dựng ban đêm, đôi mắt ấy sáng lên, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất
- Các hình ảnh so sánh và nhân hóa như: bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất....
-> Tác giả thể hiện tình cảm đối với con mèo thông qua các từ ngữ như: đáng yêu, chú bạn
b,
- Tác giả đã tả bộ lông và hình dáng bề ngoài, đặc điểm hình dáng của con ngan.
- Các chi tiết được miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới.
- Các chi tiết thể hiện sự quan sát chính xác của tác giả như: Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh như có nước....
- Các hình ảnh so sánh và nhân hóa như: Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng
-> Tác giả thể hiện tình cảm đối với con mèo thông qua các từ ngữ như: xinh xinh
Câu 2: Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 13, hãy viết đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích.
Trả lời:
Hôm ba mới đưa về, chị chỉ bằng cái quả dưa chuột lớn. Mỗi bữa chị chỉ ăn vài hạt cơm và một miếng cá hoặc miếng thịt nhỏ rồi tìm chỗ ấm leo lên nằm. Có lần chị ốm hai ngày liền, không ăn một hạt cơm vào bụng. Người mềm nhũn, bước đi không vững, em phải liên tục mớm cơm cho chị. Những tưởng chị sẽ “ra đi vĩnh viễn”. Thế mà giờ đây, chị đã trở thành một thiếu nữ khỏe khoắn và xinh đẹp nữa. Bộ lông ba sắc màu, vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà như những sợi tơ nhuộm màu, đem lại cho chị một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu thì tròn tròn bằng nắm tay người lớn được điểm sáng bằng cái mũi nhỏ nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng nhạt. Hai bên khóe miệng những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Cái miệng xinh xinh được viền bằng một nét kẻ màu hồng phấn, cứ tưởng chị ta vừa mới trang điểm chuẩn bị cho một cuộc “khiêu vũ” đâu đó. Cái đuôi ước chừng độ hai gang tay của em, tròn lẳn với ba sắc quấn tròn. Lúc thì cuộn hình xoáy trên ốc, lúc thì duỗi thẳng đườn đượt, ngoe nguẩy trông đến là ngộ. Bộ móng vuốt của chị thì thật lợi hại, vừa cong vừa nhọn như một lưỡi dao quắm và sắc bén chẳng khác gì lưỡi dao bào. Đó là thứ vũ khí mà kẻ thù của chị phải kinh hoàng bạt vía mỗi lần đụng độ với chị.
KỂ CHUYỆN
Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện dựa theo các câu hỏi
Lý Thường Kiệt đã làm gì để chủ động phá âm mưu xâm lược của địch?
Lần thức nhất vượt sông, quân địch bị đánh bại như thế nào?
Quân địch tiếp tục thảm bại như thế nào trong lần thứ hai vượt sông?
" Bài thơ thần" đã khích lệ quân sĩ như thế nào?
Lý Thường Kiệt đã làm gì để sớm kết thúc chiến tranh?
Giải nhanh:
Học sinh tự thực hiện
Câu 2: Trao đổi:
a, Câu chuyện cho thấy điều gì về tài năng của Lý Thường Kiệt?
b, Chi tiết nào trong câu chuyện gây ấn tượng mạnh nhất đối với em? Vì sao?
Giải nhanh:
Học sinh tự thực hiện
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận