Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 8: Người ta là hoa đất (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)

Giải dễ hiểu bài 8: Người ta là hoa đất (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

BÀI ĐỌC 4

Câu 1: Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a được lập ra nhằm mục đích tôn vinh những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc.

Câu 2: Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a năm 2021 được trao cho những ai, về thành tích gì?

Trả lời:

Giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a năm 2021 được trao cho các cá nhân:

+ Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) về kết quả nghiên cứu một số sản phẩm thuốc từ được liệu trong nước.

+ Giáo sư Nguyễn Minh Thuỷ (Trường Đại học Cần Thơ) về giải pháp lâu dài hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.

Câu 3: Vì sao ông Phạm Văn Hát được gọi là “phù thuỷ máy nông nghiệp”?

Trả lời:

Ông Phạm Văn Hát được gọi là “phù thuỷ máy nông nghiệp” vì ông đã chế tạo và cải tiến hơn 30 loại máy móc phục vụ nông nghiệp. Giúp công nghiệp hoá cho nông nghiệp thủ công.

Câu 4: Những sáng tạo nêu trong bài đọc thể hiện điều gì về người Việt Nam?

Trả lời:

Những sáng tạo nêu trong bài đọc, cho thấy người Việt Nam vô cùng tài năng. Con người Việt Nam chịu thương chịu khó trong nhiều hoàn cảnh vẫn tìm cách phát triển, khắc phục những khó khăn trước mắt để làm giàu đất nước về mọi mặt.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:

a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

NGỌC THẮNG

b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.

Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN

Giải nhanh:

a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm

b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn.

Câu 2: Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

Trả lời:

 “Những hạt thóc giống” là câu chuyện em đã học hồi đầu năm, kể về một cậu bé trung thực. Không vì sợ xử phạt, vốn thực tế những hạt thóc giống không thể nảy mầm. Cậu đã đem sự thật vốn có này tâu với vua trước sự bàng hoàng, không dám mở miệng trình bày như vậy với vua của người dân. Đánh đổi giữa chịu phạt và sự thật, cậu bé đã chứng minh sự vô lí về những hạt thóc giống bị luộc chín và không thể nảy mầm. Đây là bài học về lòng trung thực, luôn có người nhìn ra phẩm chất này ở mỗi chúng ta.

GÓC SÁNG TẠO

Câu 1: Mỗi tổ thực hiện một trong những nội dung sau:

a) Trưng bày, giới thiệu các đoạn văn viết về những người Việt Nam tài năng kèm theo tranh, ảnh tự sưu tầm hoặc tự vẽ.

b) Giới thiệu về những người Việt Nam tài năng thông qua các trò chơi, đố vui, đọc thơ, diễn kịch,...

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

Trả lời:

1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một trang sử đầy hào hùng trong quá khứ Việt Nam cổ đại. Diễn ra vào năm 938, trận đánh này đã ghi dấu một trang sử vĩ đại trong cuộc kháng chiến của người Việt chống lại quân đội Nam Hán của Trung Quốc. Trước đó, dưới sự lãnh đạo của các danh tướng như Ngô Quyền, người Việt đã tự hào giữ vững khát vọng giành lại độc lập cho mình sau hàng thế kỷ chịu ách đô hộ Trung Quốc.

2. Hồ Chí Minh, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam, được biết đến với tài năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Ông có khả năng lãnh đạo tuyệt vời, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và cống hiến cuộc đời mình cho cuộc chiến giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba, sáng tác những tác phẩm văn học sâu sắc và cảm động về tình yêu nước và con người. Tài năng và phẩm chất nhân văn của Hồ Chí Minh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt Nam và là nguồn cảm hứng không chỉ đối với dân tộc mình mà còn với nhân loại.

Câu 2: Bình chọn những sản phẩm, hoạt động hấp dẫn, có ý nghĩa.

Giải nhanh:

Nội dung đang được cập nhật …

TỰ ĐÁNH GIÁ

A. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng:

a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê.

b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ.

c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.

d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.

Giải nhanh:

Ý đúng là:

c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.

Câu 2: Chi tiết nào cho thấy bà Nguyễn Thị Duệ đặc biệt ham học? Tìm ý đúng:

a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.

b) Bà được vua mời vào cung dạy bảo các phi tần.

c) Bà học rất giỏi, được các bạn học kính nể.

d) Bà đỗ tiến sĩ và được vua khen hết lời.

Trả lời:

Ý đúng là:

a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.

Câu 3: Những chi tiết nào trong bài đọc thể hiện sự đánh giá cao từ xưa tới nay đối với bà Nguyễn Thị Duệ? Tìm các ý đúng:

a) Bà đổi tên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam.

b) Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.

c) Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.

d) Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.

Trả lời:

Các ý đúng là:

b) Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.

c) Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.

d) Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.

Câu 4: Câu nào dưới đây là câu chủ đề của đoạn 3? Tìm ý đúng:

a) Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ.

b) Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi.

c) Vua không trách tội mà còn khen hết lời.

d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.

Trả lời:

Câu chủ đề của đoạn 3 là:

d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.

Câu 5: Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết.

Trả lời:

Nguyễn Thị Ánh Viên được ví như một kình ngư của làng thể thao bơi lội Việt Nam.Trong sự nghiệp của mình, Ánh Viên đã giành nhiều huy chương và đạt thành tích cao tại các giải đấu thể thao quốc tế. Đặc biệt, cô đã chinh phục nhiều kỷ lục quốc gia và khu vực cũng như tham gia nhiều kỳ Olympic, SEA Games và giải vô địch thế giới về bơi lội.Sự nỗ lực và kiên nhẫn của Ánh Viên trong quá trình rèn luyện và thi đấu đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người hâm mộ, đồng thời đưa tên tuổi của Việt Nam lọt vào danh sách các vận động viên bơi lội hàng đầu thế giới.

B. Tự nhận xét

Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Giải nhanh:

Em tự nhận xét 

Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Giải nhanh:

Em tự nhận thấy mình cần cố gắng thêm về mặt nào.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác