Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 9: Tài sản vô giá (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)
Giải dễ hiểu bài 9: Tài sản vô giá (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ
BÀI ĐỌC 4
Câu 1: Mỗi sáng, bạn nhỏ làm những gì để chuẩn bị đến trường?
Trả lời:
Mỗi sáng, để chuẩn bị đến trường, bạn nhỏ đã: chải răng, chia bím tóc.
Câu 2: Qua các khổ thơ 1 và 2, em hình dung bạn ấy như thế nào?
Trả lời:
Qua các khổ thơ 1 và 2, em hình dung bạn ấy là người sạch sẽ, biết tự vệ sinh cá nhân và làm cho mình trở nên xinh đẹp. Bạn nhỏ cũng rất yêu bản thân bạn ấy nữa.
Câu 3: Em hiểu câu thơ “Đèn xanh mấy ngã tư / Dõi nhìn theo từng bước." như thế nào?
Trả lời:
Em hiểu câu thơ “Đèn xanh mấy ngã tư / Dõi nhìn theo từng bước." là thể hiện sự quen thuộc và quen đường trong cuộc sống hàng ngày của bạn nhỏ. Đèn xanh tại các ngã tư là biểu tượng cho việc tiếp tục đi đúng hướng, không bị ngừng lại. Nhìn theo từng bước là hành động cảnh giác, cẩn thận và quan sát môi trường xung quanh mỗi khi đi qua các ngã tư.
Câu 4: Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?
Trả lời:
Bạn nhỏ trong bài thơ là người học trò ngoan ngoãn, chấp hành tốt luật an toàn giao thông, biết tự làm vệ sinh cá nhân mà không cần chờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ quá nhiều từ bố mẹ.
• Học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Tìm chủ ngữ trong các câu sau:
Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Làng mới định cư bùng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên vào rừng. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.
Theo ĐÌNH TRUNG
Giải nhanh:
sương, Đỉnh Đê Ba, làng mới định cư, những sinh hoạt đầu tiên của một ngày, thanh niên, em nhỏ, các cụ già, các bà, các chị.
Câu 2: Đặt câu nói về bức tranh sau:
a) Một câu giới thiệu bức tranh hoặc người trong tranh.
b) Một câu nói về màu sắc hoặc hình dáng của sự vật.
c) Một câu nói về hoạt động của người.
b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?
Tìm chủ ngữ của các câu em vừa đặt.
Giải nhanh:
a) Ngày Tết, gia đình em tràn ngập sự ấm cúng.
b) Cây đào nở hoa hồng nhạt chúm chím, xinh tươi.
c) Mẹ và em cùng nhau gói bánh chưng.
b) Em thích ăn bánh chưng. Vì chỉ trong ngày Tết, em cảm thấy ăn bánh chưng mới thật là ngon.
GÓC SÁNG TẠO
Câu 1: Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.
Mẫu: a) Bạn có thể dùng câu này để nói với ai, trong trường hợp nào?
b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?
Giải nhanh:
Em chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.
Câu 2: Mỗi học sinh nối tiếp nhau hái một bông hoa và thực hiện yêu cầu ghi trên bông hoa ấy.
Giải nhanh:
Em và các bạn nối tiếp nhau hái một bông hoa và thực hiện yêu cầu ghi trên bông hoa ấy.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1: Bài đọc kể chuyện Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai vào thời gian nào? Tìm ý đúng.
a) Năm 1954.
b) Năm 1960
c) Năm 1969.
d) Năm 1975.
Trả lời:
Ý đúng là:
a) Năm 1954.
Câu 2: Em hiểu vì sao Bác Hồ đến thăm nhà bếp, phòng thí nghiệm, phòng bệnh nhân trước khi tới phòng họp? Tìm các ý đúng:
a) Bác muốn biết bệnh nhân được ăn uống thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.
b) Bác muốn biết bệnh nhân được chữa bệnh thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.
c) Bác muốn biết phòng thí nghiệm hoạt động thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.
d) Bác muốn tặng hoa cho người giữ xe nhiều tuổi nhất trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.
Trả lời:
Các ý đúng là:
a) Bác muốn biết bệnh nhân được ăn uống thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.
b) Bác muốn biết bệnh nhân được chữa bệnh thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.
c) Bác muốn biết phòng thí nghiệm hoạt động thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.
Câu 3: Theo em, vì sao bệnh nhân nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ."? Tìm các ý đúng:
a) Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với bệnh nhân.
b) Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.
c) Vì món quà ấy giúp bệnh nhân bồi bổ sức khoẻ.
d) Vì món quà ấy rất đắt tiền.
Trả lời:
Các ý đúng là:
a) Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với bệnh nhân.
b) Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.
Câu 4: Tìm chủ ngữ trong câu sau:
Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi. |
Giải nhanh:
Bác.
Câu 5: Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất chi tiết đầu tiên của bài đọc, là chi tiết Bác Hồ về thăm bệnh viện giữa lúc công việc khôi phục đất nước sau chiến tranh còn đang rất bộn bề.
Vì điều này thể hiện sự quan tâm, chăm lo của bác tới công tác trị thương, chữa bệnh cho người dân. Càng khốn khó, càng phải quan tâm và giám sát những nơi trọng yếu, có vai trò quan trọng như bệnh viện.
B. Tự nhận xét
Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Giải nhanh:
Em tự nhận xét.
Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Giải nhanh:
Em tự nhận thấy mình còn cần cố gắng thêm.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận