Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 6: Ước mơ của em (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)
Giải dễ hiểu bài 6: Ước mơ của em (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6: ƯỚC MƠ CỦA EM
CHIA SẺ
Câu 1: Vẽ một hình đơn giản thể hiện ước mơ của em. Mẫu: hình máy bay
Giải nhanh:
Câu 2: Trao đổi tranh và hỏi đáp với bạn để biết ước mơ của bạn là gì. Người hỏi chỉ được dùng tối đa 5 câu hỏi theo kiểu “Có phải ... không?”. Người đáp chỉ được trả lời “Phải.” hoặc “Không."
Mẫu:
– Có phải bạn ước mơ được đi du lịch không? / Không.
– Có phải bạn ước mơ trở thành phi công không? / Không.
– Có phải bạn ước mơ trở thành kĩ sư chế tạo máy bay không? / Phải.
Giải nhanh:
– Có phải bạn ước mơ sẽ mua được một chiếc ô tô đẹp không? / Không
– Có phải bạn ước mơ sẽ là kĩ sư lắp ráp ô tô không? / Không
– Có phải bạn ước mơ sẽ là người sửa xe ô tô không? / Không
– Có phải bạn ước mơ là người lái xe tắc xi không? / Phải
Câu 3: Trao đổi với bạn về ước mơ của em. Cho biết em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ ấy.
Giải nhanh:
Để thực hiện ước mơ ấy, em sẽ luôn cố gắng học tập thật giỏi. Ngoài giờ học chính, em sẽ tìm hiểu các kiến thức về du lịch, các địa điểm đẹp trong thành phố và các tỉnh lân cận. Em sẽ tìm hiểu và thực hiện đúng đủ luật an toàn giao thông để không bị vi phạm luật giao thông.
BÀI ĐỌC 1
Câu 1: Vở kịch có những nhân vật nào?
Trả lời:
Vở kịch có các nhân vật: Tin-tin, Mi-tin (em gái Tin-tin) và một số em bé.
Câu 2: Vì sao nơi diễn ra câu chuyện trong vở kịch được gọi là Vương quốc Tương Lai?
Trả lời:
Nơi diễn ra câu chuyện trong vở kịch được gọi là Vương quốc Tương Lai vì ở đây tồn tại những thứ không có thật, rất khó để có những chuyện này ngoài đời sống thực tế.
Câu 3: Theo em, mỗi sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai sẽ làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn như thế nào?
Trả lời:
Theo em, mỗi sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai sẽ làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp: con người luôn luôn hạnh phúc, sẽ không bao giờ già đi và được sống mãi trong tuổi trẻ. Thậm chí, con người còn tìm thấy những kho báu nhiều của cải.
Câu 4: Em thích sáng chế nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích sáng chế làm cho con người trẻ mãi không già.
Vì em mong muốn bố mẹ của em luôn trẻ và ở bên em mãi mãi.
Câu 5: Cách trình bày một vở kịch có gì khác với những câu chuyện mà em đã đọc (cách giới thiệu quang cảnh, nhân vật, cách xuống dòng, lời chỉ dẫn hành động của nhân vật,...)?
Trả lời:
Cách trình bày một vở kịch khác với những câu chuyện em đã đọc: có những phần chú thích giải thích phần cần có trong vở kịch, các nhân vật lần lượt nối tiếp nhau nêu lời thoại; sử dụng cách xuống dòng cho mỗi lời thoại của một nhân vật khác nhau và có kèm chỉ dẫn hành động nhân vật cần làm gì.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ước mơ.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả cây cối hoặc cung cấp thông tin về cây cối.
Trả lời:
* Bài thơ “Ước mơ nhỏ bé”:
Em vui tập sách trên tay
Vui mừng hớn hở khoe ngay bạn hiền
Tuổi thơ là lúc hồn nhiên
Gia đình nghèo khó triền miên bốn mùa.
Cái ngày sớm nắng chiều mưa
Em mơ cái bút là vừa giấc mơ
Quanh năm ngày tháng trông chờ
Em mong tập viết làn thơ quê nghèo.
Thương cha cảnh đói gieo neo
Ân cần giúp mẹ em theo ra đồng
Bao ngày em ước em mong
Tung tăng đến lớp để không đói nghèo.
(Việt Phúc)
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Trả lời:
* Em viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc: Ước mơ nhỏ bé.
Nội dung chính bài thơ: những ước mơ và hi vọng cho một cuộc sống có nhiều hạnh phúc, không còn nghèo khổ và những cơn đói ăn.
Cảm nghĩ của em về nội dung: những điều ước giản dị mà thiết thực, hi vọng về một cuộc sống công bằng, không còn khoảng cách giàu nghèo giữa những lớp người.
BÀI VIẾT 1
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
Hoa sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngả. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
MAI VĂN TẠO
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
ĐOÀN GIỎI
a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?
c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên khác nhau như thế nào?
Trả lời:
a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng: Giới thiệu về loài cây định miêu tả, sẽ viết ở trong đoạn văn đó.
b) So với câu mở đoạn, các câu tiếp theo có quan hệ chặt chẽ, có liên quan. Miêu tả các bộ phận và các thành phần nhỏ hơn của cây đã giới thiệu ở câu mở đoạn.
c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên có sự khác nhau:
+ Ở đoạn văn 1: miêu tả hương thơm – màu sắc – bộ phận.
+ Ở đoạn văn 2: miêu tả lá cây trong từng mùa – miêu tả chi tiết trong từng mùa lá cây có gì.
Câu 2: Viết một đoạn văn (của bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý) theo 1 trong 2 yêu cầu sau:
a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.
b) Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
Trả lời:
a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.
Nắng lên cao rồi! Những cây hoa mười giờ như tiếng chuông đánh thức, đồng loạt chúm chím dần những nụ hoa tươi thắm dưới ánh mặt trời. Hoa cứ thở nở dần, bung dần, khoe ra những cánh hoa to dần của mình. Cánh hoa mỏng tơi, màu dịu nhẹ, khoẻ khoắn căng mọng nước sương mai. Nhìn ngắm hoa mười giờ vào lúc chúng mới đương nở quả là một khoảnh khắc diệu kì, thú vị.
b) Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
Như em đã giới thiệu, cây hoa mười giờ là loài hoa đặc biệt, nở hoa theo thời gian nhất định trong ngày. Hoa nở vào sáng khoảng 10 giờ và tàn đi ngay sau đó. Lúc hoa nở, đám lá như không còn được ai để ý tới. Những bông hoa vươn mình “ghi điểm” trong mắt người thưởng thức hoa. Bông nào bông nấy cứ thật đẹp, thật xinh. Ấy vậy mà chỉ quá độ trưa, chiều, nhìn vào cây hoa mười giờ khó ai có thể nghĩ chúng từng đẹp đến nhường nào. Cây không hoa chỉ còn lại những lá mầm xanh thẫm, chi chít, lúc nhúc đan vào nhau chằng chịt như chẳng cho hoa nhú lên được nữa.
KỂ CHUYỆN
Câu 1: Lập các đội kịch (gồm một tổ hoặc hai tổ phối hợp).
Giải nhanh:
Tổ của em lập các đội kịch (gồm một tổ hoặc hai tổ phối hợp) để đóng kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”
Câu 2: Phân công nhiệm vụ: đạo diễn (người chỉ huy), người nhắc vở, các vai diễn.
Giải nhanh:
Đội kịch của em phân công nhiệm vụ từng người phù hợp, là điểm mạnh của người đó khi đảm nhiệm vai trò trong vở kịch.
Câu 3: Tập diễn màn kịch:
– Các vai diễn có nét mặt, cử chỉ, giọng nói phù hợp. Những lần biểu diễn đầu tiên, các vai diễn có thể cầm sách giáo khoa để nhớ lời thoại.
– Người nhắc vở nhắc khẽ lời thoại nếu thấy các vai diễn chưa thuộc lỗi.
Giải nhanh:
Đội kịch của em tập diễn màn kịch và lưu ý một vài nét như hướng dẫn của sách giáo khoa.
Câu 4: Chuẩn bị giấy mời xem kịch.
Mẫu:
Giải nhanh
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận