Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 9: Tài sản vô giá (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2)

Giải dễ hiểu bài 9: Tài sản vô giá (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ

BÀI ĐỌC 2

Câu 1: Xếp các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nêu trong bài đọc vào nhóm thích hợp:

Tập luyện

Thư giãn

Ăn uống

Trả lời:

Tập luyện

Thư giãn

Ăn uống

– Bạn hãy bổ sung lịch tập thể dục, thể thao vào thời gian biểu.

– Sau khoảng một tiếng ngồi học, bạn nhớ đứng dậy vươn vai, tập vài động tác thể dục để cơ thể thoải mái và tránh nhức mỏi.

– Ngoài giờ học, bạn có thể nghe vài bản nhạc, xem một bộ phim,... để thư giãn.

– Bạn hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, đậu nành, bí đỏ, rau củ, trái cây,...

 

Câu 2: Tóm tắt một biện pháp được liệt kê trong bài đọc bằng một câu ngắn (khoảng 5 – 10 tiếng).

Trả lời:

Bổ sung lịch tập thể dục vào thời gian biểu.

Câu 3: Vì sao bài đọc được đặt tên là “Để học tập tốt"?

Trả lời:

Bài đọc được đặt tên là “Để học tập tốt" vì cơ thể cần khoẻ mạnh trước rồi mới học tập tốt được. Nhờ đó, cần rèn luyện, có chế độ thư giãn và ăn uống lành mạnh khoa học, có một sức khoẻ tốt để học tập.

Câu 4: Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khoẻ.

Trả lời:

Để nâng cao sức khoẻ em đã tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Trong bữa ăn, em không quên mình cần phải ăn uống những thức ăn nhiều chất xơ, tránh đồ nhiều mỡ. Ngoài ra, em còn chăm uống nhiều nước lọc để cơ thể có đủ nước.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. Nhận xét

Câu 1: Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?

a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.

Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG

b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm.

Theo NGUYỄN VĂN BÌNH

c) Mấy chú  đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.

Theo TÔ HOÀI

Gợi ý:

(I) Cho biết sự vật được giới thiệu trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

(2) Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

(3) Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

Giải nhanh:

a) Nêu sự vật được giới thiệu là ánh nắng.

b) Nêu sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái của chúng.

c) Nêu hoạt động trong câu là của họ.

Câu 2: Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi gì?

Giải nhanh:

Ai? Cái gì? Con gì?…

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Theo NGUYỄN THẾ HỘI

BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ

Giải nhanh:

Chú chuồn chuồn nước; màu vàng trên lưng chú; Bốn cái cánh; Hai con mắt; Thân hình chú.

Câu 2: Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Xác định chủ ngữ của câu đó.

Giải nhanh:

Em có một sức khoẻ dẻo dai.

Chủ ngữ của câu này là: Em.

BÀI VIẾT 2 

I. Nhận xét

Viết thư thăm hỏi

(Cấu tạo của bức thư)

Câu 1: Đọc bức thư sau:

BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ

Trả lời:

Nội dung đang được cập nhật …

Câu 2: Trả lời câu hỏi:

a) Bạn Hiền Trang gửi thư cho ai, để làm gì?

b) Bức thư gồm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

c) Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang như thế nào?

Trả lời:

a) Bạn Hiền Trang gửi thư cho dì, để chúc mừng dì đã đoạt Huy chương Bạc môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao toàn quốc.

b) Bức thư gồm 7 đoạn. Nội dung của mỗi đoạn là:

+ Đoạn 1: Địa điểm, thời gian viết thư

+ Đoạn 2: Lời chào

+ Đoạn 3: Lí do viết thư

+ Đoạn 4: Lời thăm hỏi

+ Đoạn 5: Thông tin về tình hình bản thân

+ Đoạn 6: Lời chúc

+ Đoạn 7: Chữ kí và tên của người gửi

c) Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang rất yêu quý và ngưỡng mộ thành tích của dì bạn ấy.

III. Luyện tập

Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó?

Gợi ý:

a) Em viết thư thăm hỏi ai?

– Thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè).

– Thăm hỏi một người chưa quen (cô hoặc chú bộ đội, một thầy thuốc, một vận động viên, một nhạc sĩ, một bạn nhỏ cùng lứa tuổi với em).

b) Vì sao em viết thư cho người đó?

– Vì người đó mới có chuyện vui (hoặc chuyện buồn).

– Vì người đó mới viết thư cho em.

– Vì đã lâu em chưa gặp người đó.

Trả lời:

Em viết thư thăm hỏi bạn cũ học cùng lớp 2 của em đã chuyển về quê học.

Em muốn viết thư cho bạn ấy vì em tò mò bạn giờ đang học tập và sinh sống như thế nào? Có nhiều người bạn mới không và có còn nhớ đến em không?


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác